Đây là câu chuyện của một xí nghiệp A, ở xí nghiệp này, người ta hoàn thiện sản phẩm bằng máy tự động, nhưng dù làm thế nào cũng không loại hẳn chỗ xước trên bề mặt. Tỷ lệ có vết xước thấp nhưng đưa sản phẩm đi kiểm tra là tìm thấy vết xước. Tuy là thấp nhưng cố mãi vẫn không giảm được hơn nữa.
Khi người phụ trách của xí nghiệp này đi học về quản lý chất lượng, có một điều thầy giáo giảng làm cho anh ta khắc cốt ghi tâm đó là: “chỉ nhìn số hàng xấu qua tổng kết một ngày là không được, cần quan sát kỹ thuật máy móc thiết bị”. Sau đó anh ta để ra một ngày quan sát khâu cắt gọt và đã khám phá ra vấn đề: sau khi cắt gọt, ngàm kẹp tách ra và chi tiết được bay ra bằng khí nén, nhưng tiếng kêu ở đầu vòi thổi không khí thỉnh thoảng thay đổi. Đến lúc đó anh ta nhớ ra lời thầy giảng “tìm chỗ có sự phân tán sẽ thấy nguyên nhân phát sinh hàng xấu, sự thay đổi tiếng kêu ở đầu vòi thổi chính là sự phân tán rồi”
Sau đó, anh ta chú ý thêm thì thỉnh thoảng thấy âm thanh thay đổi nhưng khoảng cách thời gian lại để giống nhau, lấy đồng hồ đo thì thấy khoảng 10 phút lại xảy ra một lần. Để tìm hiểu tại sao như vậy, anh ta tìm đến nơi cung cấp khí nén. Ở đó, họ cũng nói bộ phận khí nén thỉnh thoảng khởi động rồi ngưng và khoảng cách đó khoảng 10 phút. Mấu chốt vấn đề là nằm ở đó. Ngay lập tức, anh ta nhờ một nữ nhân viên giúp đỡ và bảo cô ta ghi lại thời gian bộ phận khí nén khởi động rồi ngưng. Đồng thời bản thân anh ta ghi thời gian âm thanh thay đổi. Đối chiếu lại thì thấy hoàn toàn khớp nhau. Vậy là đã vén lên bức màn bí mật. Do sự hụt hẫng khi bộ phận nén khí ngưng, áp lực không khí thổi giảm đột ngột, làm áp lực khí phun ra thay đổi, tạo nên vết xước. Biết rõ nguyên nhân rồi thì vấn đề kế tiếp là đưa ngay ra đối sách. Anh ta thay bình nén khí cũ bằng một bình nén khí lớn để không xảy ra thay đổi áp suất; đồng thời điều chỉnh quả cầu đóng mở của bộ phận nén khí để giảm độ hụt hẫng khi máy ngưng. Kết quả là vết xước không còn xảy ra nữa.
Nhờ thành công này,anh nhiệt tình hơn. Ngoài công việc như từ trước đến nay vẫn làm như tập hợp số liệu trong ngày để “ chuẩn đoán”, anh còn mang theo đồng hồ đếm thời gian, đi quan sát các máy tự động từ đầu xưởng. Làm như vậy anh ta đã đạt được cái gì? Khám phá ra hết hiện tượng phân tán này đến hiện tượng phân tán khác ở những chỗ từ trước đến nay không ai để ý đến. Anh ta vui vường khôn xiết, nhờ phương pháp dùng đồng hồ đếm thời gian mà anh nhân rộng được thanh quả và được bạn bè gán cho biệt hiệu “chuyên gia đo thời gian”.
Qua câu chuyện trên, bạn đã thấy thành công trong việc phân tích số liệu và nắm được đầu mối cải tiến, làm cho nhiều người sau đó coi việc làm ấy như là “ dao mổ vạn năng”.
Trong các danh thủ quản lý chất lượng, có người chuyên dùng đồng hồ để tìm, có người gặp cái gì cũng làm đồ thị để phát hiện ra quan hệ nhân quả, lại có người dùng phương pháp hoán vị… Dù phương pháp có khác nhau nhưng cuối cùng cải tiến thành công là đạt được mục đích. Nhờ sự tích lũy các kết quả như thế mà xưởng chế tạo tiến bộ trông thấy.
Thế nhưng dù với cách nào, công việc này vẫn là một gánh nặng đối với nghiệp vụ hàng ngày. Nào là lấy số liệu, rồi phân tích số liệu, ngoài ra để lấy số liệu cần có người phụ giúp nữa. Nếu đúng là công việc trong dây truyền chế tạo hàng ngày giống như kiểm tra, xử lý xong là thôi, và mọi người xem đấy như công việc sản xuất thì chắc chả có mấy ai phàn nàn.
Công việc ghi chép thời gian khởi động – ngưng của bộ phận nén khí, hay quan sát chăm chú máy móc, nhìn bề ngoài có vẻ không liên quan trực tiếp đến sản xuất. Do đó, đối với công nhân trực tiếp đứng máy, hàng ngày bận rộn thì đó là công việc kỳ cục. Chính vì thế, nếu cấp trên không hiểu và quan tâm thì công việc này khó mà triển khai.
Trước khi quản lý chất lượng được truyền bá và tiếp nhận rộng rãi như ngày nay, những nỗi khổ cự như kể trên là chuyện bình thường. Trước đây, những ngươig đã lao tâm khổ sxaay dựng nền tảng quản lý chất lượng cho nước Nhật ngày nay, đã có những lần vì lao tâm lao lực phải nghỉ dưỡng bệnh. Sau thời gian nghỉ dưỡng, họ đi làm trở lại, cấp trên lấy lý do là người bệnh nên giao cho họ công việc rộng rãi thời gian, để có thể lợi dụng vào đấy mà lao vào quản lý chất lượng. Trường hợp như thế đã có nhiều.
Từ thực tế đó, ta thấy ngay ngành chế tạo cũng đã trải qua tình trạng như thế nên các ngành khai thác muốn đưa quản lý chất lượng vào, nếu không có sự thông hiểu của lãnh đạo hoặc cấp trên thì rất khó mà thực hiện. Tuy nhiên, sự thông hiểu ấy chỉ là chất liệu tạo ra môi trường, còn để xúc tiến việc này, trong thực tế phải có người tuân theo phương châm của lãnh đạo và lao mình vào phán đấu. Người ấy phải là người có năng lực trên trung bình. Không như thế thì người khác sẽ không theo. Nếu là người trên trung bình và sau khi được bồi dưỡng tri thức cần thiết, cộng với việc công ty ủng hộ hoạt động của họ, thì trong hầu hết các trường hợp họ sẽ cảm nhận được sự thú vị hấp dẫn. Đây là bí quyết để đưa quản lý chất lượngvào mà công ty cần áp dụng.
Để việc quản lý chất lượng được thành công tốt đẹp, công ty (xí nghiệp) cần có các chủng loại quy cách....
Một nghiên cứu mới cho thấy có bốn yếu tố chính có thể giữ chân nhân tài tại các thị trường mới nổi. Đó là...
TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...
Như đã giải thích về việc phân tầng, tính trị trung bình mỗi nhón và so sánh… Trị trung bình là một yếu...