Khử theo thứ tự cái lớn trước – nếu triệt được cái có tỷ lệ phân số cao thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn thể, thình hình sẽ sáng sủa hẳn lên. Cách suy nghĩ như vậy là quan trọng.
 Con người có năng lực tư duy theo lý lẽ (duy lý), thường khéo léo dùng tam đoạn luận để suy diễn. Nhưng tam đoạn luận lại có một sơ hở, đấy là khi ta suy diễn: có vế A thì luận ra vế B, có vế B thì luận ra vế C, do đó có vế A thì sẽ được vế C. Nhưng không có ai chắc được 100% sẽ diễn ra như thế. Hay nói khác đi,có vấn đề sai lệch ở đây. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một ví dụ cụ thể làm minh chứng cho điều vừa nói trên, đó là câu truyện cổ “ có gió thổi người đóng thùng sẽ phát tài” theo logic sau:
 Gió thổi -> bụi bay lên -> vào mắt -> gây bệnh đau mắt -> làm mù lòa -> mang đàn Misen đứng ở cổng (một loại đàn của Nhật, thùng đàn làm bằng da mèo mà người mù thường gảy) -> đàn Misem bán chạy -> dùng nhiều da mèo ->mèo chết -> chuột nhiều -> cắn thùng gỗ ->cửa hàng bán thùng gỗ phát tài.
 Cái khó chấp nhận ở đây là khi hiện thượng này chuyển sang hiện tượng khác, không hẳn 100% xảy ra như thế. Nói khác đi, có sai lệch. Nếu ta không chú ý đến mà cứ cho xúc tiến thì sự sai lệch càng lớn, và cuối cùng đi đến kết luận kỳ quái, buồn cười.
 Trong việc tìm cái loại trừ việc phát sinh hàng xấu, nhiều khi phạm phải sai lầm như thế, nhất là ở những người mạnh về tri thức kỹ thuật. Những người như vậy thường đưa ra suy luận “ như thế này sẽ không sai” rồi làm thử và cho ra kết quả tốt. Dù là kết quả ngẫu nhiên cũng không sao. Họ phấn khởi, cho là đúng rồi, rồi thay đổi lại toàn bộ. Thế nhưng trong thực tế, có trường hợp vài tháng sau quay nhìn lại thì thấy hầu như chả có gì thay đổi cả.
 Chính vì thế chúng ta phải biết làm hai việc. Việc thứ nhất là tìm cái có tỷ lệ phân bố lớn. Việc thứ hai là: trong các số liệu chắc chắn có sai lệch, do đó mới thành công một lần, hai lần, đừng vội cho là đúng, và cần biết cách thức nhận biết sai lệch. Việc thứ hai này xử lý được bằng quy luật đại số mà chúng ta đã được tìm hiểu ở phần trước. còn việc thứ nhất thường phụ thuộc vào cách nghĩ về biểu đồ Pareto.
 Một điều quan trọng cần nêu lên ở đây là biểu đồ Pareto vẽ ra có thể thay đổi tùy theo tuần, theo tháng. Điều này nói lên thứ tự nguyên nhân phát sinh hàng xấu hoán vị với nhau, và đây là cơ hội tuyệt vời để nắm bắt đầu mối cải tiến. Sự hoán vị này là bằng chứng có cái gì khác đã xảy ra, giúp ta nắm bắt được đầu mối nguyên nhân tương đối rõ ràng. Những lúc như vậy, cần triệt để điều tra vì có cái gì đó đã thay đổi làm sự việc thay đổi như thế: vật liệu có thay đổi không? công nhân có thay đổi không? Có thay khuôn khác không? Có thay đổi vị trí vật gia công không? Ngoài ra có thể nghĩ ra các nguyên nhân như: vì gia tăng lượng sản xuất, vì có nhiề ngày mưa… Ta nên truy tìm nguyên nhân nhân bằng phương pháp mở cuộc họp, và có trường hợp nên tổ chức họp ở nơi để máy móc, thiết bị hoặc nơi nhìn thấy dây truyền sản xuất


 


CHƯƠNG 5 PHẦN 4. CÂU CHUYỆN Ở MỘT NHÀ HÀNG. CHƯƠNG 5 PHẦN 4. CÂU CHUYỆN Ở MỘT NHÀ HÀNG.

Có một nhà hàng ở Nhật luôn luôn ghi lại số liệu liên quan đến khách theo yêu cầu của bà chủ. Chính vì vậy mà bà chủ...

5 CẠM BẪY VỚI NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC NÔN NÓNG 5 CẠM BẪY VỚI NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC NÔN NÓNG

  Các nhà lãnh đạo mới cần phải nhanh chóng chứng tỏ bản thân, nhưng việc tìm kiếm kết quả nhanh chóng vốn dĩ...

CHƯƠNG 7 PHẦN 7. TRÌNH TỰ VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM QC CHƯƠNG 7 PHẦN 7. TRÌNH TỰ VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

TRÌNH TỰ: hoạt động nhóm QC về cơ bản được tiến hành theo trình tự sau:  

CHƯƠNG 4 PHẦN 4. VÒNG QUẢN LÝ CHƯƠNG 4 PHẦN 4. VÒNG QUẢN LÝ

Trước khi đi vào  vấn đề, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một thí dụ đơn giản về việc người lái xe định chạy ô...