Đối với những nơi có rất nhiều hàng hóa, nơi rộng rãi như quảng trường, nơi lưu thông vận chuyển bất kể ngày đêm, nơi tỷ lệ phát sinh hàng xấu cao…, dù muốn quan sát trực tiếp cũng khó làm được. Công việc ấy, vượt quá sức của một vài người. Trong những trường hợp như thế, ta sử dụng phương pháp ghi chép tự động. Ta phải huy động mọi phương pháp như: máy quay phim 8mm, video, camera, máy lấy số liệu. Sau đó ta đi phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.
Có một phương pháp cũ nhưng vẫn còn hữu hiệu là ghi lại động thái. Dùng máy quay phim 8mm, để ở chế độ một giây chụp một pô thì sau một tiếng thu hình ta có thể xem lại chỉ mất 4 phút, sau một ngày 8 tiếng ta có thể kiểm tra lại mất 30 phút.
Trên màn ảnh đương nhiên người và máy móc di động rất nhanh, nhưng nhờ có thể khuếch đại màn ảnh nên ta có thể nhận ra chỗ không để ý đến. Có lần, chúng tôi xem cuộn phim thu lại hoạt động của một dây truyền sản xuất. Người tổ trưởng hầu như không xuất hiện. Thỉnh thoảng anh ta có mặt rồi lại biến mất.
Quản đốc xưởng và chúng tôi cho anh ta xem cuộn phim và hỏi “tại sao không có mặt ở dây truyền sản xuất”? thì anh ta trả lời như sau: ngày hôm đó hết vvatj liệu, dây truyền sản xuất sắp phải ngưng, do đó anh ta phải lên phòng vật tư, điện thoại chỗ này chỗ nọ rất vất vả… quản đốc bèn nói: “ Tổ trưởng dây truyền là người phụ trách về chế tạo. Nếu thấy sắp phải ngưng thì anh gọi người ở phòng vật tư lên và chỉ cho họ xem chứ”? Trách nghiệm mua vật liệu là phòng vật tư, anh ta không phải là người có trách nghiệm đi gọi điện thoại. Đương nhiên, chúng tôi hiểu được sự lo lắng của anh ta khi đó. Nhưng tổ trưởng dây chuyền là người không thể rời dây chuyền đi đi lại lại chỗ khác.
Tìm hiểu ra mới biết anh tổ trưởng ấy là người thích gọi điện thoại thúc giục công việc. Chỉ có mỗi việc hết vật liệu mà anh ta cũng làm ra vẻ bận rộn, gặp khó khăn và nghĩ đó là một phần của công việc phụ trách. Sau đó anh ta còn nói với bạn bè nếu như anh ta không đi thúc giục thì dây chuyền đã phải ngừng hoạt động.
Đói với trường hợp này, nếu chỉ đi xem thì không thể biết được, ghi lại động thái công việc trong 4 ngày rồi sau đó xem lại 30 phút thì có thể biết ngay. Phương pháp ghi chép có những lợi ích không ngờ, nếu biết cách dùng thì sẽ có lợi, và ta có thể ngạc nhiên vì không ngờ “ có cái như thế”.
Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...
Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...
Vì quản lý chất lượng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên số người nước ngoài đến học hỏi ngày càng...