Không ai có thể đưa ra sáng kiến về những điều mình không biết, thậm chỉ còn có người nảy ra sáng kiến ngay cả trong giấc ngủ của mình. Nhưng sau khi tỉnh dậy ghi chép lại, hoặc giải thích cho ai đó thì kết quả thu được chỉ là những danh từ, dụng cụ, phương pháp mà mình đang biết, được lắp ráp, tổ hợp theo một dạng mới. Vì vậy, chúng ta có thể định nghĩa trí tuệ là sự lắp ráp những thông tin mà mình đang biết.
Trí tuệ là sự lắp ráp những thông tin mà mình đang biết.
Nếu như vậy, muốn có trí tuệ thì điều trước tiên là phải biết càng nhiều thông tin càng tốt. Muốn như vậy, điều cần thiết nhất là phải có óc tò mò, nhìn cái gì cũng muốn tìm hiểu. Đấy là yếu tố quan trọng nhất trong việc thu thập thông tin. Ngoài ra như đã giải thích ở những bài trước về phương pháp quan sát, điều quan trọng là phải biết tìm những chỗ không ai nói đến, nhìn những chỗ không ai để mắt đến .
Đọc sách để lấy kiến thức cũng là một việc quan trọng, nhưng đối với nhà quản lý chất lượng, điều quan trọng nhất là nhìn vào thực tế xem cái gì đang xảy ra, bởi “chế tạo là đấu tranh với thực tế đang diễn ra”. Dù về mặt lý luận cách làm ấy có tốt mấy đi chăng nữa, nhưng khi vào thực tế không diễn ra đúng như vậy thì không thể dùng được. Do đó dừ lập luận có vững vàng thế nào đi chăng nữa, nếu không có số liệu dẫn chứng thì khi đưa vào thực hành sẽ gặp nguy hiểm. Thế nhưng dù có tập hợp được số liệu, cứ làm y như thế rồi kết luận ngay cũng chưa hẳn là tốt, bởi vì còn nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Ở đây, chúng ta có phương pháp để phân biệt tính ngẫu nhiên và tính xác thực. Đó là quy luật đại số, là thống kê mà qua đó ta có thể phát hiện ra tính quy luật.
Để phát hiện ra tính quy luật, không phải chỉ xử lý số liệu là đủ. Đương nhiên, nếu làm cách phân tích mớ số liệu hỗn độn, chúng ta cũng sẽ có cơ hội tìm ra câu trả lời. Trước đây, có một người đặt câu hỏi: “có thể làm cho máy tính có khả năng viết văn được không?” Rồi có một người trả lời rằng: “tại sao lại không nhỉ! Biết cách tạo lắp ráp các mẫu văn tự thì có thể viết được tất cả các thể loại văn học”. Dù về mặt lý luận là như vậy nhưng trên thực tế thì không thể thực hiện được.
Khi phân tích số liệu, nếu làm cẩu thả thì sẽ mắc sai lầm. Muốn tránh được điều đó thì cần phải có tri thức khác giống như “chất khơi gợi” đưa vào. Ở phần trước, chúng ta đã nói đến tương quan giữa số người kết hôn và tỷ lệ sinh đẻ ở Nhật. Để chứng minh chặt chẽ hơn nữa, ta cần tìm sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người kết hôn trong cùng một năm, lệch một năm, hai năm, ba năm và tìm hệ số liên quan. Nếu làm như vậy sẽ thấy hệ số tương quan là 0,9 khi để chênh lệch một năm. Lệch hai năm, ba năm thì hệ số tương quan sẽ giảm nhanh. Hệ số tương quan lớn nhất khi lệch một năm chứng tỏ trong năm đầu trẻ ra đời nhiều giống như kinh nghiệm trong thực tế. Từ kết quả này,chúng ta thấy tỷ lệ sinh đẻ hạ thấp không phải vì phụ nữ không muốn đẻ mà vì số người lập gia đình giảm dần nên số trẻ được sinh ra cũng vì thế mà giảm xuống. Trong trường hợp này, do kinh nghiệm thực tế các cặp thường sinh con trong năm đầu sau khi kết hôn nên chúng ta nhanh chóng tìm được câu trả lời. Từ đó, ta rút ra bài học xung quanh vấn đề cái gì cũng biết là điều quan trọng.
Lệch năm giữa sinh đẻ và kết hôn |
Cùng năm |
Lệch 1 năm |
Lệch 2 năm |
Lệch 3 năm |
Hệ số tương quan |
0,8646 |
0,9011 |
0,7960 |
0,4361 |
(Tương quan giữa số sinh đẻ và số kết hôn từ năm 1965-1980).
Quy luật trong học thuật chính là quy luật được phát hiện vừa trình bày. Tuy nhiên, có chỗ chúng ta cần chú ý: Quy luật cũng có tuổi thọ của nó, ngay cả quy luật trong khoa học tự nhiên cũng sẽ bị lỗi thời theo thời gian. Trong sách giáo khoa viết về thiên văn học 10 năm trước, do khám phá mới về vũ trụ, có những cái đã bị lỗi thời. Tương tự trong kinh tế học, xã hội học, các quy luật có tuổi thọ ngắn không phải là hiếm.
Quy luật cũng có tuổi thọ của nó, ngay cả quy luật trong hoa học tự nhiên cũng sẽ bị lỗi thời theo thời gian.
Theo chúng tôi, cách suy nghĩ theo quy luật kinh tế của 50, 60 năm về trước là lạc hậu,nếu như cứ ôm quy luật lỗi thời chắc chắn sẽ gặp thất bại. Do đó, ngay cả quy luật hay tính quy luật đã đem lại nhiều thành công trong quá khứ, chúng ta cũng phải thường xuyên xem xét lại xem nó “còn sống” không. Nếu không làm thế có thể sẽ gặp nguy hiểm. Việc kiểm tra này đương nhiên là bằng số liệu thực tế. Ngược lại, qua quá trình như thế, ta có thể tìm ra những tính quy luật khác, sau đó lắp ráp chúng lại ta có thể tìm ra ý tưởng mới. Nhưng điều kiện quan trọng làm nảy sinh ý tưởng mới là tư duy suy nghĩ tự do. Không tự do suy nghĩ thì con số lắp ráp tổ hợp sẽ không tăng.
Ngày xưa, vào thời trung cổ ở châu Âu, thế lực của tòa thánh La MÃ rất mạnh. Thời ấy, ai đi ngược với giáo lý tòa thánh đều bị thiêu chết. Chính vì đi ngược với đà tiến hóa như vậy nên các sử gia gọi đó là “thời kỳ tăm tối”. Sau đó nào là bệnh dịch hoành hành, nào là thập tự quân nổi lên đã làm cho ảnh hưởng của tòa thánh giảm xuống. Đồng thời nhiều ý tưởng mới được sinh ra trong đó có thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời của Galilê. Galilê khi bị đưa ra tòa án, vì nghĩ nếu như phản đối sẽ nguy hại đến tính mạng của mình nên ông đã công nhận thuyết của mình là sai, nhưng sau khi ra khỏi tòa án, ông lại công bố rằng trái đất luôn luôn chuyển động. Nhờ có tinh thầm tự do như thế mà có văn minh như ngày nay.
Xã hội ngày nay cũng cần có tinh thầm tự do giống như vậy. Trong những công ty đang hoạt động, công ty có tính sáng tạo là nơi nhân viên tích cực phát biểu. Nơi mà nhân viên sợ phát biểu sẽ trái với ý của cấp trên, sẽ mất hết sức sống và khó có thể sinh ra cái mới được. Đối với nơi mà ý tưởng liên tục được phát ra, không hẳn tất cả đầu có ích. Ngược lại, có thể phần lớn không dùng được, không tú vị. Vậy thì trong số ý tưởng ấy, đem cái nào ra đánh giá mới là quan trọng? Không chỉ đem cái hiếm mà còn là cái mọi người ít nói đến ra bình luận là tốt. Ở chỗ này ta cần nhớ “người giàu ý tưởng là người có năng lực đánh giá tốt”, Có những cái mà người bình thường cho là vô bổ, không thú vị và bỏ qua thì những người giàu ý tưởng lại phát hiện ra giá trị của nó. Để có thể đánh giá thích đáng thì điều quan trọng là cái gì cũng phải biết.
Đến đây chunggs ta có thể tổng kết 4 bước trong trí tuệ như sau:
1. Biết càng nhiều càng tốt
2. Tìm tính quy luật trong những điều đã biết.
3. Thực hiện lắp ráp tổ hợp.
4. Bình phẩm đánh giá.
Đây là 4 bước trong quá trình nảy sinh ý tưởng. Ở đây điều quan trọng cần chú ý là phải suy nghĩ đến nơi đến chốn. Để nảy sinh ý tưởng, cần có sự tập trung tinh thần cao độ. Nhìn bề ngoài, ta có thể ngộ thận thiên tài là tài năng do trời phú mà có. Nhiều người có vẻ không hề lao tâm khổ tứ gì trong việc đưa ra ý tưởng, sáng kiến. Nhưng trong thực tế, dù bất cứ thiên tài nào, “cái tuyệt vời” bao giờ cũng sinh ra trong khổ não khổ trí. Phương pháp để làm được việc đó là bị thôi thúc, không bị thôi thúc thì trí tuệ khó có thể khai sáng được.
Nước Nhật đã vươn thẳng lên từ đống hoang tàn đổ nát sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Để giải thích điều này, có người cho rằng đó là nhờ có “khát vọng vươn lên”. Đúng thế, khi ấy người dân Nhật ý thức được rằng nếu chậm trễ sẽ bị chết đói. Chính trong sự đe dọa của cái chết, những ý tưởng tuyệt vời không ai ngờ tới được nảy sinh ra. Chúng ta chắc hẳn sẽ hoàn toàn nhất trí với cách nhìn nhận này.
Trong kinh doanh việc điều hành công ty cũng vậy, giống như người ta thường nói: “ công ty xuống dốc là do công ty tự tạo ra nguyên nhân khi còn ở thời thịnh vượng", hay nói cách khác đi, đã để mất đi khát vọng, tinh thần cầu tiến.
Nói chung, phương pháp nâng cao ý thức chất lượng cho công nhân có thể thực hiện như...
Trong ngành sản xuất với số lượng ít, đa chủng loại vì sản xuất theo đơn đặt hàng nên trong quản lý sản xuất...