Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ sự kiện viên phi công của Nga lái chiếc Mig 25 đáp xuống thành phố Haikodate vùng Hokkaido xin tị nạn. Máy bay này có tốc độ rất nhanh, gần 3 mach(tốc độ âm thanh), xuất hiện lần đầu trong chiến tranh Trung Đông.
Lúc ấy máy bay Phantom của Mỹ đã đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp, sự kiện này đã làm cho phái Mỹ hoảng hốt. Việc Mỹ không có máy bay chiến đấu nào có thể đuổi kịp Mig 25 là vấn đề lớn đối với Bộ Quốc phòng Mỹ. Vì thế khi nghe tin Mig 25 đáp xuống Hakodate, phía Mỹ rất vui mừng. Sau đó hai nước cùng hợp tác nghiên cứu cấu tạo chiếc máy bay đó. Thế nhưng không ngờ đã gặp hết điều ngạc nhiên này đến điều ngạc nhiên khác. Điều trước tiên là thân máy bay làm bằng thép, cánh máy bay có hiện tượng rỉ sét. Khi điều tra viên mang thỏi nam châm tới thì bị hút vào ngay. Điều kinh ngạc thứ hai là khi mở hộp rada ra thì thấy toàn những ống chân không của thời mấy mươi năm về trước, điều đáng lưu ý hơn cả là thời gian bay chỉ có 30 phút, tức là chỉ có thể bay lên, lượn vài vòng rồi đáp xuống ngay.
Đến đây thì chuyên gia của cả hai nước Mỹ và Nhật đều đã hiểu ra vấn đề.
Sau khi nghe tin Mỹ đã làm thành công thí nghiệm máy bay oanh kích có tốc độ 3 Mach mới ở giai đoạn thí nghiệm, Nga liền tìm mọi cách để chế tạo 1 loại máy bay đối kháng khác. Bởi vì Nga nghĩ nếu máy bay oanh kích 3 Mach đến mà mình không có cái nghênh chiến thì sẽ thua đậm. Do đó, Bộ Quốc phòng Nga mới ra lệnh : cự ly bay thế nào cũng được nhưng phải chế tạo ra một loại máy bay có thể đuổi kịp.
Các nhà khoa học Nga chắc chắn đã tư duy đạt đến tốc độ 3 Mach thì nhiệt độ bề mặt thân máy bay sẽ lên quá 250⁰C. như vậy vật liệu duralumin sẽ không còn đủ độ cứng để chịu nổi, còn vật liệu titan lúc đó không sản xuất kịp, vậy thì chỉ còn thép là thích hợp. Tuy trọng lượng nặng nhưng sử dụng thép lúc này là giải pháp hợp lý nhất. Thay vào đó thời gian bay là 30 phút, đủ để có thể truy kích tạm.
Còn nói về rađa, đối với Nga lúc đó bán dẫn còn là chất khó chế tạo. Họ bèn nghĩ nặng cũng được, miễn là chế tạo được rađa, vậy là họ dùng ống chân không. Với tư duy chế tạo như thế, MIG 25 ra đời. trong chiến tranh Trung Đông, Mỹ hết sức ngạc nhiên. Họ chỉ lo Mig 25 đã bỏ ra phía sau máy bay Phantom chứ không hề nghĩ nó chỉ bay được 30 phút. Đến khi nhìn tận mắt ở Hakodate thì họ mới tin đó là sự thật.
Câu chuyện này thực ra là một bài học quý giá. Nước Nga muốn bằng mọi cách có được máy bay đạt tốc độ 3 Mach, tuy nhiên trong thực tế họ chỉ có thể sử dụng những kỹ thuật đang có trong tay. Do đó, chỉ còn cách tập trung nỗ lực lắp ráp tổ hợp những cái đang có để đạt được mục đích. Cuối cùng họ cũng cho ra được sản phẩm mà họ mong muốn và chiến trang Trung Đông chính là cơ hội để họ bay biểu diễn.
Bình thường ra thì người ta sẽ giấu bí mật về loại máy bay mới. nhưng điều này lại hoàn toàn khác, Nga muốn cho Mỹ xem nên đã cho Mig 25 xuất hiện trước mũi Phantom rồi xả hết tốc lực bay. Đây được coi là trò biểu diễn thành công ngoạn mục.
Trong câu chuyện này ta thấy một sự tuyệt vời về trí tuệ con người.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được sự tuyệt vời về trí tuệ con người
Nếu máy bay ấy không đáp xuống Hakodate thì đến bây giờ có lẽ nó vẫn là một ác mộng đối với Mỹ. Còn đối với Nga thì đó là sự kiện ngoài mong ước. Sau sự kiện Hakodate, bí mật đã bị lộ thì uy lực của Mig 25 chắc chắn sẽ giảm xuống một nửa. Nói khác đi, trăm ngàn suy đoán có tính lý luận cũng không thắng được một số liệu thực tế.
Việc Mỹ đưa người đổ bộ mặt trăng và tiếp tục thám hiểm vũ trụ là để biểu dương uy tín quốc gia, nhưng ngoài ra còn một lý do khác là vì họ biết rõ sự quý trọng của số liệu thực tế. Nước Mỹ đầu tư số tiền lớn để thám hiểm Thổ tinh cũng chính vì ý nghĩa đó.
Nhân loại nhờ có trí tuệ đã xây dựng được văn minh. Văn minh chỉ có thể phát triển khi có nguồn động lực là những khám phá mới, người mỹ hiểu rõ điều này nên họ tiếp tục thám hiểm.
1. Vận chuyển. Vận chuyển ở đây là nói đến sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Ví dụ...
1. Thiết bị lỗi hoặc hỏng hóc. Yếu tố đầu tiên trong “ Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là thiết bị...
1. OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...
Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...