Đây là câu chuyện của một cô nhân viên kinh doanh phòng quảng cáo của một công ty đã nhận giải thưởng của câu lạc bộ nhóm QC. 


Công việc của phòng quảng cáo là sau khi thảo luận xong về một đề tài quảng cáo, gọi nhà in, bảo họ làm giấy báo giá, đặt hàng. Thế nhưng trong công việc này, cô nhân viên đó lại khám phá ra một điều: đối với những tấm áp phích quảng cáo, giấy báo giá và giá giao hàng thực tế thường khác nhau. Vì thế xử lý kế toán thường phiền toái và mất thì giờ. Thế rồi cô vẽ biểu đồ pareto rồi xem lại vì sao lại có sự khác nhau như vậy. Điều tìm ra là nhà họa sĩ vẽ kiểu áp phích, còn chỗ cô ta sau khi nhận giấy báo giá căn cứ trên hình vẽ, nếu như ưng thì đặt làm luôn. Nhưng áp phích là thứ ít khi nào làm một lần là xong, trước tiên là in thử, nếu chưa vừa ý thì sửa lại, sửa và làm lại thì giá thành đội lên. Do đó, đến khi có bản in thử vừa ý thì nhà in cũng xin đưa thêm giá hiệu đính vào. Vậy thì trong trường hợp như thế nào chúng ta sẽ làm được như báo giá, và tại sao cứ phải sửa như thế? Và cô nhân viên đó đã triệt để điều tra vấn đề này.
 Trước tiên nói về họa sĩ vẽ kiểu: có người sẽ vẽ chuẩn xác và có người sẽ không làm được như vậy. Nhà in cũng vậy, ngoài ra tùy theo phương pháp in mà chất lượng sẽ khác đi. Từ đó, cô tìm chuẩn ở các khâu. Đối với chỗ có nguyên nhân con người, cô yêu cầu cung cấp số liệu về nguyên nhân và đặt vấn đề nhà in sẽ xử lý như thế nào. Ngoài ra,cô thay đổi phiếu giao dịch sao cho những số liệu về báo giá, việc xác nhận bản in thử, nhận hàng có thể ghi trên cùng một phiếu, và có thể hiểu dễ dàng. Kết quả đạt được là số lần hiệu đính nói chung giảm xuống còn 1/3 và thủ tục giao dịch cũng đơn giản hơn.
 Trên đây là một thí dụ đơn giản nhưng qua đó chắc chắn bạn đã hiểu: chỗ để cải tiến có ở bất cứ nơi làm việc nào. Vấn đề là chúng ta có để ý thấy không, và có làm đúng theo lời dạy về cách dùng 7 công cụ để khắc phục từng chỗ hay không. Chỉ cần có tố chất như thế thì dù là phụ trách kinh doanh, kế toán hay công việc ở tổng đài điện thoại, ta cũng phát hiện hết chỗ này đến chỗ khác cần cải tiến và sẽ thành công.


CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ CHƯƠNG 3 PHẦN 1. BẢO DƯỠNG TỰ CHỦ

 Bảo dưỡng tự chủ hướng tới hai mục đích chính:

KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000 KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000

             Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization- ISO) được thành lập năm 1947,...

CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM. CHƯƠNG 3 PHẦN 2. CẢI TIẾN CÓ TRỌNG ĐIỂM.

 Trong quá trình hoạt động và sản xuất của mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề liên quan như năng suất, chất...

MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC. MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.

Khái niệm về môi trường doanh nghiệp -   Môi trường doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng, yếu tố,...

CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH CHƯƠNG 7 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG QC Ở PHÒNG KINH DOANH

           Trong việc quản lý các phòng, chỗ khó khăn nhất là quản lý phòng kinh doanh. Công việc kinh doanh thường có khuynh...