Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên nền văn minh như ngày nay.
Nhưng nếu so sánh thì con người không phải là loài mạnh nhất chạy nhanh thì thua ngựa, sức mạnh thì thua voi. Vì thế, nếu tính về sức mạnh cơ bắp thì con người không phải là loài khỏe nhất. Cũng chính vì vậy mà tổ tiên của chúng ta thời tiền sử sợ môi trường xung quanh, họ không biết khi nào sẽ bị một lài động vật mạnh hơn tấn công.
Vậy thì sự khác nhau đặc biệt và rõ ràng giữa con người với động vật là gì? Chắc hẳn chúng ta đều biết đó chính là năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, hay nói đúng hơn là trí tuệ.
Sự khác nhau đặc biệt và rõ ràng giữa con người với động vật chính là năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, hay nói đúng hơn là trí tuệ.
Trí tuệ là cái vô hạn, từ xa xưa ở bất cứ thời đại nào cũng có “thuyết giới hạn”. Thuyết này cho rằng con người chỉ tiến bộ được đến giới hạn nào đó không thể vượt lên nữa. 4000 năm trước, ở ai cập cổ đại cũng đã có thuyết này, nhưng nhân loại không những không đứng lại mà ngày càng phát triển, điều này thực hiện được là nhờ có trí tuệ. Cũng chính vì tầm quan trọng của trí tuệ mà tổ tiên ta đã lập trường học để dạy dỗ cho con em mình. Sau đó còn phân tích, nghiên cứu những phương thức làm thế nào để mở mang, phát huy trí tuệ. Đến nay, đã có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề phát huy tính sáng tạo. Tuy nhiên, phần lớn là những tài liệu ở trình độ cao, nói về lĩnh vực phát minh khoa học hoặc tư tưởng có tính cách mạng. Hay nói cách khác là những tài liệu đó nói về tính sáng tạo của tầng lớp trên trong xã hội.
Để phát huy tính sáng tạo, một nàn gió mới ra đời từ hoạt động quản lý chất lượng là đặc trưng của tầng lớp dưới. Nó là một sự tồn tại bám dễ vào nhân dân. Cái được gọi là tính sáng tạo không còn là thứ chỉ dành riêng cho giới trí thức, mà là thứ ai cũng có thể chứng minh là mình có. Hơn nữa, tính sáng tạo là thuộc tính của con người. Nó cho con người niềm vui vào cuộc sống, giúp cho họ làm nên kết quả tuyệt vời, và tìm được nguồn vui trong công việc.
Tính sáng tạo là thuộc tính của con người. Nó cho con người niềm vui vào cuộc sống, giúp cho họ làm nên kết quả tuyệt vời, và tìm được nguồn vui trong công việc.
Con người cảm thấy hạnh phúc nhờ cái gì? Từ xưa đến nay đã có nhiều người giải thích về vấn đề này. Nhưng phần lớn đều cho rằng hạnh phúc không chỉ thuộc về phạm trù vật chất mà còn là vấn đề tinh thần. Con người cảm thấy hạnh phúc khi nhu cầu sáng tạo của họ được thực hiện. Nhu cầu sáng tạo mang lại niềm vui khi tìm ra tri thức mới, niềm vui chế tạo đồ vật niềm vui khi tìm ra được mục tiêu, niềm vui sướng bay bổng khi được người mình yêu vừa lòng, niềm vui dâng cao khi đạt điểm tối đa ván bài mạt chược, sự sung sướng khi thắng trong trò chơi thể thao… tất cả đều là hoạt động có tính sáng tạo mang lại cho ta niềm vui sinh ra từ khoái cảm thành đạt.
Có nhiều người phê phán người Nhật chỉ thích làm việc, làm việc quá độ. Nhưng tại sao họ không tự hỏi lý do nào đã khiến người Nhật làm việc như vậy? Đối với người Nhật, công việc không phải là khổ cực, mà là phương tiện giúp con người hưởng được khoái cảm thành đạt. Vì vậy họ không thể dời công việc, họ xem đấy là thú vui không thể mua bằng tiền. Với người Nhật, làm việc cũng giống như chơi thể thao vậy. Người chơi gôn cầm gậy đi quanh sân, dù cho trời mưa vẫn đánh quả bóng nhỏ và tiếp tục đi, nếu như ta hỏi thú vui ở chỗ nào thì chắc chắn họ sẽ không biết trả lời sao cho phải. Sự vui hay thích thú đó không có lý do. Giả sử người chơi có đưa lý lẽ ra để giải thích thì đó cũng chỉ là lời giải thích gượng ép.
Đã là con người thì ai cũng biết niềm vui trong sáng tạo. Nhưng việc kết hợp khéo léo công việc và sáng tạo chỉ có ở quản lý chất lượng Nhật Bản.
Ở Mỹ đã có một thời gian nổi lên phong trào ZD (zero defects-không có khuyết tật) với mục đích kích thích sáng tạo. Phong trào này do Bộ quốc phòng phát động, nhưng đến giữa chừng thì bị lắng xuống. Phong trào này tốt ở chỗ nó vận động cả những người công nhân trực tiếp tham gia nhưng không có “công cụ” nên đã thất bại. Bởi vì không có công cụ nên có làm cũng khó phát triển và khó mang lại kết quả. Cuối cùng, những người tham gia sẽ cảm thấy chán nản. Như đã nói ở phần trước, có kết quả mang lai thì ý chí muốn làm mới sinh ra. Còn cố gắng thế nào mà cũng không có kết quả tốt thì chắc chắn người ta sẽ chán và từ đó làm mất đi sự nhiệt tình.
Quản lý chất lượng đã thành công nhờ 7 công cụ dùng được ở bất cứ nơi nào. Nó được coi là phương tiện kích thích nhu cầu sáng tạo của con người, làm cho họ luôn đưa ra được những ý tưởng mới.
Quản lý chất lượng với 7 công cụ được coi là phương tiện kích thích nhu cầu sáng tạo của con người, làm cho họ luôn đưa ra được những ý tưởng mới.
KPI là phương pháp Đo lường hiệu suất (kết quả thực hiện công việc) bằng cách thiết lập một Hệ thống chỉ số...
Thực hiện TPM là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành thiết bị phải thường xuyên được huấn...
Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...
Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...