Có nhiều người chưa hiểu rõ cụm từ “tự động hóa”. Họ tưởng cứ đưa máy móc thiết bị tự động vào là có thể sản xuất một cách chính xác, và chất lượng  sản phẩm chế tạo ra sẽ tốt.


Nói chung là như thế nhưng những người thực hiện việc tự động hóa như chúng tôi, họ cần biết thêm một điều kiện tiên quyết rất quan trọng. Đấy là trước khi thực hiện tự động hóa, nếu không áp dụng TQC vào và đưa tỷ lệ hàng xấu xuống thật thấp, thì việc thực hiện tự động hóa sẽ bị thất bại. Thực tế cho thấy đã xảy ra ở nhiều nơi như vậy.
          Việc phát sinh nhiều hàng xấu trong quy trình sản xuất có nghĩa là chưa nắm bắt được hoàn toàn các điều kiện kỹ thuật để chế tạo hàng tốt. Do đó với tình trạng như thế, nếu thay máy tự động vào thì với năng suất lớn nó sẽ cho ra cả núi sản phẩm xấu. Khác với con người, máy móc không có khả năng phán đoán sự thay đổi trạng thái, gia giảm khi cần thiết. Vì vậy, khi suy nghĩ của con người chưa thấu đáo mà đưa máy móc cao cấp vào, tình hình sẽ càng tồi tệ hơn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi trong quy trình gia công bằng máy hoặc lắp ráp, khi chưa giảm được tỷ lệ hàng xấu xuống dưới vài phần trăm hoặc hơn nữa, mà thực hiện tự động hóa thì phần lớn sẽ thất bại. Dù không gặp thất bại chăng nữa, để có hoặt động ổn định, chắc phải tốn thời gian vài tháng và tiền của.
 Thực hiện thành công việc giảm thấp tỷ lệ hàng xấu trước, rồi thực hiện tự động hóa sau thì tỷ lệ hàng xấu càng giảm. Bởi vì thao tác tay của người công nhân được cơ giới hóa nên sai lệch hoặc “sự phân tán” trong công việc của họ bị mất đi. Sau khi thành công trong việc cơ giới hóa như thế, mục tiêu tiếp theo của xưởng là vô nhân hóa( cho máy tự động sản xuất mà không cần người trông coi). Mua thiết bị máy móc tự động hóa vào là tốn tiền, do đó nhà đầu tư phải nghĩ đến nâng cao hiệu suất sử dụng để mau thu hồi vốn, lý tưởng nhất là cho hoạt động 24/24 giờ. Nhưng làm thế mà công nhân phải đi 2 ca hoặc 3 ca thì vất vả. Khi ấy không phải con người sử dụng máy móc mà ngược lại bị lệ thuộc máy móc, giống như hề Saclô diễn tả qua phim hài “Modern time”. Do đó mới có mục tiêu “ vô nhân hóa”, tức là không cần có người túc trực trông coi, máy móc cũng có thể hoạt động bình thường 24/24 giờ . Nếu thực hiện thành công thì ban đêm không cần để người trông coi, và ta có được “ xưởng hoàn toàn tự động”. Để “ xưởng hoàn toàn tự động” hoạt động thành công, cần nâng cao thêm trình độ TQC để tiến tới giảm tỷ lệ hàng xấu xuống còn zero. Tỷ lệ hàng xấu chưa giảm xuống zero mà đã cho “ tự động 100%” thì không biết khi nào hàng xấu sẽ thành núi, rất nguy hiểm.
 Từ những điều vừa trình bày, chắc các bạn đã hiểu: để có được tự động hóa và tự động hóa 100% theo đúng nghĩa của nó, điều kiện tiên quyết phải thực hiện thành công TQC.
 


CHƯƠNG 1 - PHẦN 7. HAI NGUYÊN LÝ CHƯƠNG 1 - PHẦN 7. HAI NGUYÊN LÝ

Thông thường, có hai phương pháp truy tìm nguyên nhân phát sinh hàng xấu. Lý giải được hai phương pháp này...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu) CHƯƠNG 1 - PHẦN 8. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CUNG( loại cung của châu Âu)

           Tiến sĩ NIISHIHORI, nguyên đội trưởng đội thám hiểm Nam cực mùa đông, người có nhiều đóng góp...

CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 6. CÂU CHUYỆN Ở PHÒNG BẢO VỆ.

Đây là câu chuyện ở phòng bảo vệ của một công ty. Cũng giống như cổng ra vào cửa xưởng các công ty khác, công ty này...

CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ. CHƯƠNG 5 PHẦN 7. TẬP THỂ BIẾT PHÁT HUY TRÍ TUỆ.

Chúng ta không thể biết trên trái đất này có bao nhiêu loài sinh vật đang sống, nhưng trong đó chỉ có con người là tạo nên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...