Có lần, qua sự giới thiệu của tòa đại sứ Pháp, công ty của Nhật Bản đã tiếp nhận 3 công chức của Bộ công nghiệp Pháp đến tham quan. Họ đã hướng dẫn những vị khách đó đi xem dây truyền lắp ráp radio, hệ thống stereo dùng trong ô tô, nơi có khá nhiều máy tự động. Nhân viên hướng dẫn giải thích nhờ đưa những máy móc này vào nên chỗ này giảm được 3 người, chỗ kia giảm được 5 người. Họ liền hỏi: “thế 3 người ấy đi đâu”. Do phía công ty đã không chuẩn bị những câu trả lời nên đã trả lời giống như phản xạ : “3 cô ấy đi lấy chồng rồi” ( ở Nhật, mãi đến mấy năm gần đây các cô gái hầu hết nghỉ đi làm trước khi đi lấy chồng). Họ đã rất ngạc nhiên và hỏi “ công ty này còn chăm lo cả việc đi lấy chồng cho các cô hay sao?”. 


Công ty đó có tất cả khoảng 5500 người, mỗi năm có khoảng 350-400 người tự xin thôi việc mà phần đông trong số đó là các cô gái đi lấy chồng. Để bổ sung quân số này, công ty đã đăng báo cũng không tuyển được đủ người. Đặc biệt, với công việc có thao tác đơn giản như lắp ráp cả ngày trên dây truyền các cô gái trẻ không thích nên ít người chấp nhận vào làm. Vì thế công ty đó chỉ còn cách đưa máy tự động như vậy vào sản xuất, bây giờ không có những máy ấy thì không thể sản xuất được. Bằng chứng là 10 năm qua, con số nhân viên ở mức gần như không thay đổi, nhưng doanh thu tăng gấp 5 lần. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu như không có tự động hóa.
 Nghe họ giải thích như vậy những người Pháp nói ở nước họ các cô gái trẻ cũng thế, gần đây các cô không thích những công việc dơ bẩn nên không muốn vào các nhà máy làm việc, các chuyên gia ở công ty nọ bèn hỏi: “Như vậy thì các ông đã gặp khó khăn gì?” Và họ đã trả lời họ không hề gặp bất cứ khó khăn gì cả, các ông chủ lại thuê những người từ nước khác đến như  Angiêri… vào làm.
 Đến đây, những chuyên gia ở Nhật dã hiểu rõ, ở Mỹ hay châu Âu, những người chấp nhận làm công việc dơ bẩn là những người ở nước khác đến, còn ở Nhật không có hiện tượng như vậy( đến đầu thập niên 80 thì tình hình có khác đi). Vì thế về phía nhà kinh doanh cũng như phía người lao động “tự động hóa luôn là nguồn hậu thuẫn”, không có nó thì sản xuất trong xưởng sẽ bị ngưng lại ngay.
 


CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP. CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP.

Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC

1.Khái niệm về chiến lược 1.1.Sự ra đời và phát triển của chiến lược

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000 CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước:

PHÂN TÍCH NỘI BỘ (P1) PHÂN TÍCH NỘI BỘ (P1)

Trong tổ chức có những điểm gì? – Sự sống còn của tổ chức dựa vào đâu? Dây chuyền giá trị của công...