Hiện tượng nhiều người cao tuổi và trình độ giáo dục tăng cao là hai áp lực thúc đẩy xã hội đi theo hướng tự động hóa. Ở Nhật hiện nay, lớp người lao động trẻ ít đi nên việc tuyển người làm công việc dơ bẩn, công việc đơn giản  đơn điệu là khó khăn. Vì vậy giống như chúng tôi đã nói ở trên, dây truyền sản xuất thiếu người làm việc nên không còn cách nào khác là tiến hành tự động hóa.
                                      

Hiện tượng nhiều người cao tuổi và trình độ giáo dục tăng cao là hai áp lực thúc đẩy xã hội đi theo hướng tự động hóa. 


Ở Nhật hiện nay, lớp người lao động trẻ ít đi nên việc tuyển người làm công việc dơ bẩn, công việc đơn giản  đơn điệu là khó khăn. Vì vậy giống như chúng tôi đã nói ở trên, dây truyền sản xuất thiếu người làm việc nên không còn cách nào khác là tiến hành tự động hóa.
 Ở chỗ này chúng ta có thể thấy sự khác nhau về phán đoán trong kinh doanh giữa các công ty Mỹ và Nhật trong ngành công nghiệp chất bán dẫn. Xí nghiệp của Mỹ trong chiến lược gia tăng lượng sản xuất để làm được các khâu đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỉ mỉ: hàn chíp… đã đầu tư vào Đông Nam Á, nơi có nhiều lao động với giá rẻ. Ngược lại, xí nghiệp Nhật triệt để triển khai tự động hóa. Chính vì con người không thể đọ sức với máy móc nên kết quả là Nhật đã thắng Mỹ về chất lượng cũng như khả năng, hiệu suất sản xuất như nhiều người biết.
 Trong một xã hội, muốn hoạt động bình thường phải có những người chịu chấp nhận làm công việc dơ bẩn, kể cả công việc nguy hiểm. Thế nhưng ở Nhật lớp người cao tuổi ngày càng tăng, do đó việc tự động hóa trong mọi lĩnh vực cần được tiến hành nhanh chóng. Cũng may là việc nâng cao trình độ giáo dục cũng đang được thực hiên nên khi đưa máy móc tự động vào, xã hội đã chẩn bị sẵn sàng những con người có thể sử dụng thành thạo chúng. Nói tóm lại ở Nhật Bản, áp dụng về việc tự động hóa sinh ra từ hiện tượng lớp người cao tuổi tăng nhanh. Đồng thời và song song với việc thực hiện tự động hóa, sự nâng cao giáo dục cho người sử dụng máy tự động được tiến hành.
 Vào mùa thu năm 1981, sự kiện phát nổ lớn ở mỏ than vùng HOKKAIDO đã làm nhiều người chết. Những người thợ còn sống đã phải chịu một cú sốc tâm lý rất lớn khi nhìn thẳng cảnh tượng trước mắt. Qua sự kiện ấy, Bộ công nghiệp Nhật đã bắt tay vào việc chế tạo rô bốt lấy than không cần người điều khiển trực tiếp. Trong tương lai, khi đưa rô bốt vào làm việc, chắc không ai trong số những người đã nhìn thấy đồng nghiệp chết lên tiếng phản đối. Ở Nhật những công việc nguy hiểm đến tính mạng như đào than, công việc ở nơi có không khí ô nhiễm, nóng bức như sơn phun hàn, công việc đơn điệu dễ nhàm chán…, đại thể đối với những công việc không đoái hoài đến tính nhân bản, người ta tiến hành đưa rô bốt hay máy tự động vào thay thế con người. Đặc biệt nhờ tiến bộ của ngành máy tính nên dễ lập trình hơn trước, ngành chế tạo rô bốt không biết mệt gần đây đã phát triển rất nhanh. Ngày nay, cả xí nghiệp lớn lẫn xí nghiệp bé mọi người đều nhiệt tình đưa rô bốt vào. Ngay cả những xí nghiệp nhỏ có vài người trong gia đình làm, cậu con trai đi học lập trình cho hoạt động 24/24 giờ, tới đêm không cần người trông. Nhờ thế, thu nhập gia đình tăng và có nhiều nhà dám bỏ tiền mua xe Benz-một biểu tượng khá giả ở Nhật lái dạo khắp phố.
Ở những xưởng như thế, rô bốt vừa là người bạn trung thành, vừa là người đầy tớ giúp nâng cao thu nhập, nâng cao mức sinh hoạt.


CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ CHƯƠNG 4 PHẦN 7. PHÁT HUY TRÍ TUỆ

Nhìn ra thế giới mới thấy Nhật Bản là nước đáng kể. Năm 1985, GDP tính trên đầu người ở Nhật đã vượt mười...

KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO KÍCH CẦU QUA LÃI XUẤT VÀ GIẢI PHÁP KÈM THEO

Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn bàn về gói kích cầu qua lãi suất của Việt Nam cùng những biện pháp kèm theo cần thiết...

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - TQM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - TQM

Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng...

CHƯƠNG 5 PHẦN 12. TẠO DỰNG MỘT XÃ HỘI TƯƠNG LAI PHONG PHÚ. CHƯƠNG 5 PHẦN 12. TẠO DỰNG MỘT XÃ HỘI TƯƠNG LAI PHONG PHÚ.

 Đến nay, đã có nhiều người luận về tương lai nước Nhật. Nhưng trong đó người ta mô tả hình ảnh đen tối đang...

CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...