Đến nay, đã có nhiều người luận về tương lai nước Nhật. Nhưng trong đó người ta mô tả hình ảnh đen tối đang tới dần đó là lớp người cao tuổi ngày càng tăng. Người ta dự đoán vài năm nữa, 3 người trẻ tuổi sẽ nuôi 1 người già, điều dự đoán chắc chắn sẽ đúng. Tuy nhiên chúng ta không mấy lo lắng về điều này vì hai lý do như sau:


Xã hội Nhật là xã hội có cách nghĩ tương đối linh động về việc thay đổi ngành nghề. Một lý do nữa là có sự nâng cao năng lực sản xuất nhờ dùng rô bốt và tự động hóa. Nhìn vào tốc độ thay đổi cơ cấu ngành nghề trong xã hội Nhật, chúng ta sẽ thấy nó diễn ra nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Chính vì thế, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp nhất trên thế giới 2%( con số lúc tác giả viết cuốn sách này). Số liệu điều tra quốc dân phản ánh rõ điều này. Nhìn vào sự thịnh suy của các ngành nghề sau 5 năm sẽ thấy. Thí dụ, ngành được giới trẻ yêu thích nhất và tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong khoảng 1970-1975: thao tác máy tính 129,4%; trong khoảng 1975-1980: mẫu thời trang 98%; 1980-1985: chuyên viên kỹ thuật xử lý thông tin 146.5%.
 Nhật Bản là quốc gia duy trì sinh tồn bằng cách nhập khẩu tài nguyên, tạo giá trị gia tăng bằng cách gia công chế tạo. Vì thế, nếu ngành sản xuất của Nhật mất khả năng nâng cao năng lực sản xuất thì chỉ trong một thời gian ngắn nước Nhật sẽ trở thành nước khốn đốn nhất thế giới, hay quần đảo đói rét. Tuy nhiên người Nhật lại lạc quan vì lý do sau: Ngày nay, ngành chế tạo của Nhật có hiệu suất cao nhất thế giới, nhưng nó chỉ chiếm được 23% GDP. Hiệu suất của những ngành khác còn thấp so với thế giới. Do đó, chỉ cần khai thác những chỗ này, trong một thời gian dài nữa, vẫn còn cách để nâng cao hiệu suất sản xuất của toàn thể quốc gia. Nói khác đi, những chỗ này là tài nguyên chưa dùng đến. Một điều may mắn là chúng ta có phương pháp luận để khai thác tài nguyên chưa dùng đến này. Nếu khai thác để dùng thì chúng ta cong vững mạnh khá lâu.
    Gần đây trong những lĩnh vực chưa khai thác, người ta bắt đầu đưa quản lý chất lượng vào, và có nhiều nơi đang liên tục gặt hái thành công. Ngay cả ngân hàng, cửa hàng bách hóa, nhà hàng cũng đang ứng dụng. Có lần, qua chương trình truyền hình NHK, chúng tôi biết đến cả tiệm PACHINKO ( một loại hình cờ bạc nổi tiếng ở Nhật) cũng bắt đầu ứng dụng. Còn có một ông chủ  tịch tỉnh nọ ra chỉ thị đưa quản lý chất lượng vào hành chính, và tỉnh bắt đầu đứng ra mở lớp học.
 Người Nhật có một đặc tính: khi nghĩ cái gì tốt là bắt tay vào làm ngay. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, chắc chắn các phương thức quản lý chất lượng dẽ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chưa khai thác. Đó là điều thú vị đối với chúng tôi.
 Cuốn sách này được viết trong niềm mong ước nó sẽ giúp ích cho mục đích như trên giúp cho những ai quan tâm hiểu “ làm thế nào cho tốt”, và nhận thức không làm là bỏ phí.
 Chúng ta ắt hẳn sẽ còn nhớ hình ảnh nước Nhật khi tuyên bố đầu hàng ngày 15/8/1945 so với nước Nhật giàu có bây giờ  giống như một giấc mơ. Nhìn lại chặng đường lịch sử ấy, niềm mong ước của chúng tôi là tất cả hiểu biết về quản lý chất lượng đã được Nhật Bản tích lũy đến ngày nay, không những sẽ được ứng dụng phát huy trong nước, mà còn được chia sẻ với mọi người trên thế giới.


CHƯƠNG 6 PHẦN 4. CÁC LOẠI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY. CHƯƠNG 6 PHẦN 4. CÁC LOẠI QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY.

           Để việc quản lý chất lượng được thành công tốt đẹp, công ty (xí nghiệp) cần có các chủng loại quy cách....

BỐN YẾU TỐ THU PHỤC VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BỐN YẾU TỐ THU PHỤC VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

Một nghiên cứu mới cho thấy có bốn yếu tố chính có thể giữ chân nhân tài tại các thị trường mới nổi. Đó là...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN CHƯƠNG 5 PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TPM CƠ BẢN

 TPM cơ bản (BTPM) là giai đoạn đầu tiên trong chương trình bảo dưỡng và cũng là nền tảng của tất cả các hoạt...

CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH CHƯƠNG 1 - PHẦN 11. KHẮC PHỤC SAI LỆCH

Như đã giải thích về việc phân tầng, tính trị trung bình mỗi nhón và so sánh… Trị trung bình là một yếu...