Để việc quản lý chất lượng được thành công tốt đẹp, công ty (xí nghiệp) cần có các chủng loại quy cách. Quy cách trong công ty, nếu đã làm ra thì phải dứt khoát thực thi, áp dụng một cách nghiêm túc.


1.   Quy định về việc quản lý quy cách trong công ty: 

Tổng quát về quy cách trong công ty, quy định về việc lập quy cách, sửa đổi, quản lý, phân loại, hình thức trình bày.

2.   Quy định về ủy ban quản lý chất lượng:

Thành phần cấu tạo của ủy ban (gồm cả việc tiêu chuẩn hóa), quy định về nội dung nghiệp vụ, xử lý giấy tờ hồ sơ, thủ tục điều hành…

3.   Quy định về đề án cải tiến:

Quy định về thủ tục liên quan đến chế độ đề án cải tiến.

4.   Quy cách sản phẩm:

Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định về hình dáng, kích thước, độ chính xác, tính năng… của sản phẩm.

5.   Quy định quản lý kho:

Quy định về quản lý hàng nhập kho như vật liêu, chi tiết, sản phẩm, quy định về nghiệp vụ xuất kho.

6.   Quy cách đóng gói: 

Quy định về chủng loại kích thước vật liệu dùng để gói hàng, đóng thùng sản phẩm xuất xưởng – quy định về phương pháp đóng gói hàng cùng phương pháp ghi ở bên ngoài.

7.   Quy định quản lý chất lượng:

a.   Thủ tục từ việc lập ra phương án kế hoạch quản lý chất lượng đến lúc quyết định.
b.   Kế hoạch về việc tiêu chuẩn hóa, cải tiến và quản lý quy trình công nghệ.
c.   Giáo dục quản lý chất lượng, thanh tra quản lý chất lượng…
d.   Quy định về phương pháp bảo quản, phương pháp sử dụng tài liệu, quản lý chất lượng.

8.   Quy định mua hàng:

Phương châm mua hàng , phương pháp mua hàng, quy định về thủ tục đặt mua hàng: hình thức và cách sử dụng phiếu đặt hàng, nhận hàng, thanh toán…

9.   Phiếu đặt mua hàng:

Đối với nguyên vật liệu, chi tiết… mua vào, quy định về cách thông báo cho bên cung cấp các điều kiện mua hàng như điều kiện nhận hàng, điều kiện đóng gói, điều kiện vận chuyển…

10.  Quy cách về nguyên vật liệu chi tiết phụ tùng.

Quy định về chất lượng của nguyên vật liệu, chi tiết phụ tùng; nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà ta đã định ra quy cách.

11 .   Quy cách kiểm tra nhận hàng:

Quy định về phương pháp kiểm tra nhận hàng mua ở ngoài vào( vật liệu, chi tiết…).

12.  Tiêu chuẩn thao tác:

Quy định về thao tác chế tạo sản phẩm: ở mỗi công đoạn gia công sử dụng máy móc, dụng cụ,gá lắp gì, phương pháp và điều kiện thao tác.

13.  Quy trình quản lý thiết bị:

Quy định về việc kiểm tra hàng ngày, tra dầu mỡ, bảo dưỡng để duy trì, nâng cao tính năng độ chính xác của các loại máy móc phục vụ sản xuất.

14.  Quy định về quản lý máy đo:

Quy định về việc kiểm tra, bảo dưỡng để duy trì, nâng cao tính năng , độ chính xác của các loại máy móc dùng để kiểm tra, thí nghiệm.

15.  Quy định về quản lý bản vẽ:

Quy định về hình thức bản vẽ như khổ bản vẽ, khung bản vẽ, cách ghi mã số, cách hiệu đính…,quy định về thủ tục lấy bản vẽ ra, bảo quản bản vẽ sao, bảo quản bản vẽ chính…

16.  Quy định về quản lý lịch gia công:

Quy định về cách làm lịch gia công, kiểm soát tiến độ quản lý hiên vật, quản lý tiêu chuẩn thời gian.

17.  Quy định về kiểm tra công đoạn:

quy định về các hạng mục thời gian kiểm tra đối với các công đoạn chế tạo chi tiết, sản phẩm; cách ghi tên người kiểm, người đo, nơi thực hiện…

18. Quy cách kiểm tra sản phẩm:

Quy định về phương thức, hạng mục, phương pháp kiểm tra mẫu ghi kết qủa kiểm tra…

19. Quy định về xử lý phàn nàn: 

Quy định về cách tiếp nhận, điều tra, phương pháp xử lý phàn nàn của khách hàng đối với sản phẩm, tiêu chuẩn xử lý phàn nàn, cách xử trí đối với sản phẩm bị phàn nàn.
·    Trên đây là những quy cách quan trọng trong công ty, được làm ra với mục đích cuối cùng là đảm bảo chất lượng đối với khách hàng. Tuy nhiên, cách phân loại, hình thức có thể khác đi tùy theo xí nghiệp.
·    Tùy theo đòi hỏi của thị trường, tùy theo phát triển kỹ thuật, các quy cách cần phải sửa đổi nhanh chóng cho phù hợp với hoàn cảnh.
 
 


CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA CHƯƠNG 5 PHẦN 8. CAO TRÀO TỰ ĐỘNG HÓA

Cuộc khủng hoảng dầu hỏa vào mùa thu năm 1973 đã làm cho các xí nghiệp ở Nhật lo...

CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC CHƯƠNG 4 PHẦN 6. Ý CHÍ LÀM VIỆC

Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...

CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP. CHƯƠNG 5 PHẦN 1. TRÍ TUỆ Ở XÍ NGHIỆP.

Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC

1.Khái niệm về chiến lược 1.1.Sự ra đời và phát triển của chiến lược

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000 CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước: