Gần đây, QC được phổ biến trong các lĩnh vực liên quan đến phục vụ như công ty thương mại, khách sạn, hiệu sách, ngành phục vụ món ăn nhanh, cửa hàng bách hóa… với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong ngành phân phối hàng hóa người ta thường nghĩ sai quản lý chất lượng là công việc của hãng sản xuất. Nhưng thực ra khi đã trực tiếp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thì việc đảm bảo chất lượng thì đương nhiên là trách nhiệm của nhà phân phối. Chính vì vậy, chính ngành phân phối hàng hóa cũng phải nghiêm túc tiến hành QC. Phải làm rõ quy cách chất lượng hàng mua vào, biết chuẩn đoán tình hình quản lý chất lượng của nơi cung cấp hàng, biết chọn nơi mua hàng lúc nhận hàng vào, biết kiểm tra khi thấy cần thiết, ngoài ra còn phải nghĩ đến việc phục vụ khi bán.
Đề tài của nhóm QC trong ngành phân phối hàng hóa có thể nêu ra như sau:
1. Tìm nguồn khách cố định và quản lý.
2. Tiêu chuẩn hóa cách ứng xử.
3. Việc lập phiếu và truyền đạt thông tin nhanh chóng, chính xác, đơn giản.
4. Tiết kiệm phí thông tin liên lạc.
5. Lượng hàng tồn kho hợp lý.
6. Nâng cao tốc độ phân phối.
7. Giảm thời gian để khách chờ.
8. Nâng cao hiệu suất thu tiền.
9. Phân tích thông tin trên tạp chí, báo…
10. Phân tích thông tin các ngành liên quan.
Quản lý chất lượng ở Nhật Bản có nguồn gốc phát sinh ở Mỹ. Thời gian gần đây, ở Mỹ chỉ có những nhà chuyên...
Có thể nói một cách vắn tắt: “kinh doanh đồng nghĩa với trí tuệ”. Trong quốc gia theo chủ nghĩa kinh tế tự do như...
1.Khái niệm về chiến lược 1.1.Sự ra đời và phát triển của chiến lược
Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước:
Trong tổ chức có những điểm gì? – Sự sống còn của tổ chức dựa vào đâu? Dây chuyền giá trị của công...