Gần đây, QC được phổ biến trong các lĩnh vực liên quan đến phục vụ như công ty thương mại, khách sạn, hiệu sách, ngành phục vụ món ăn nhanh, cửa hàng bách hóa… với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong ngành phân phối hàng hóa người ta thường nghĩ sai quản lý chất lượng là công việc của hãng sản xuất. Nhưng thực ra khi đã trực tiếp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thì việc đảm bảo chất lượng thì đương nhiên là trách nhiệm của nhà phân phối. Chính vì vậy, chính ngành phân phối hàng hóa cũng phải nghiêm túc tiến hành QC. Phải làm rõ quy cách chất lượng hàng mua vào, biết chuẩn đoán tình hình quản lý chất lượng của nơi cung cấp hàng, biết chọn nơi mua hàng lúc nhận hàng vào, biết kiểm tra khi thấy cần thiết, ngoài ra còn phải nghĩ đến việc phục vụ khi bán.
Đề tài của nhóm QC trong ngành phân phối hàng hóa có thể nêu ra như sau:
1. Tìm nguồn khách cố định và quản lý.
2. Tiêu chuẩn hóa cách ứng xử.
3. Việc lập phiếu và truyền đạt thông tin nhanh chóng, chính xác, đơn giản.
4. Tiết kiệm phí thông tin liên lạc.
5. Lượng hàng tồn kho hợp lý.
6. Nâng cao tốc độ phân phối.
7. Giảm thời gian để khách chờ.
8. Nâng cao hiệu suất thu tiền.
9. Phân tích thông tin trên tạp chí, báo…
10. Phân tích thông tin các ngành liên quan.
Ngay khi bà Sarah Palin bước vào cuộc chạy đua tranh cử, doanh số của cửa hàng trực tuyến CafePress tăng vọt bởi hãng...
Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được...
1. Duy trì chất lượng. Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm...
Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng(CRM) là một phương pháp thiết thực, mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho việc duy trì và tạo ra...
Để duy trì một thương hiệu có uy tín và lâu dài, doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng thương hiệu. Thế nhưng đầu...