Kaizen-Hệ thống phương pháp, công cụ và là triết lý đơn giãn hóa việc cải tiến liên tục vừa và nhỏ phát triển từ văn hóa của người Nhật và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều các loại hình tổ chức/doanh nghiệp khác nhau, Kaizen mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng và doanh nghiệp bằng cách áp dụng có hiệu lực và hiệu quả các công cụ cải tiến khác nhau cho mỗi vấn đề cụ thể.
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart – người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.
Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả.Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo ra sự cân bằng giữa tính nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một trong những tài sản lớn nhất của mình - Nguồn nhân lực. Công tác Quản lý nguồn nhân lực giúp tìm kiếm, phát triển , duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý có chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành công của Công ty.
Xu hướng toàn cầu hoá đã đẩy các doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh không biên giới, mà ở đó mọi doanh nghiệp đều phải thay đổi từng ngày để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới. Quản lý sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá hiện trạng, tạo dựng, phát triển các nguồn lực thông qua chức năng sản xuất.
Theo khảo sát về mức độ ưu tiên về mối quan tâm của người lao động, tiền lương luôn là yếu tố rất quan trọng trong sự thúc đẩy động cơ làm việc. Đối với nhóm nhân sự cấp cao thì tiền lương được sếp sau một vài tiêu chí khác nhưng đối với nhân viên, công nhân tiền lương luôn là sự quan tâm số 1. Có nhiều phương pháp trả lương trong doanh nghiệp. Trong đó phương pháp trả lương theo phương pháp 3P và HAY đang được các công ty áp dụng rộng rãi.
Nhiều tổ chức và các nhà quản lý hiện nhận ra rằng nguồn gốc tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của họ không phải là từ các mẫu thiết kế sản phẩm bắt mắt, chiến lược marketing trau chuốt hay công nghệ sản xuất hiện đại mà bắt nguồn từ việc chiêu mộ, khích lệ và quản lý hiệu quả tài sản nhân lực của tổ chức. Những xu hướng phát triển mới gần đây trong ngành bao gồm việc mở rộng và đa dạng hóa nguồn lao động, các cách thiết kế và sắp xếp tổ chức mới và sự chú trọng tới các vấn đề nhân lực của xã hội đã và đang khiến quản trị nhân sự ngày càng quan trọng với các tổ chức.