Chia sẻ kinh nghiệm

Trả lời câu hỏi “Đâu là thử thách điển hình đối với tư duy truyền thống về những điều cần làm trong giai đoạn nền kinh tế xuống dốc?”, Giáo sư Robert S. Kaplan- cha đẻ của mô hình Balanced Scorecard - cho rằng nên tiếp tục duy trì những khoản chi tiêu mang tính chiến lược. 

Việc tích hợp các hệ thống cần được lập kế hoạch và triển khai theo một cách có cấu trúc. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng các hệ thống quản lý là do bởi sức ép từ bên ngoài như yêu cầu của khách hàng, để có chứng chỉ tham gia đấu thầu… chứ không thật sự xuất phát từ nhu cầu thiết thân, coi hệ thống quản lý là công cụ mang lại lợi ích lâu dài cho mình. Bởi vậy việc đầu tiên cần làm là xác định rõ nhu cầu của mình, tiến hành phân tích các yêu cầu một cách chi tiết và xem xét xem các yêu cầu đó đã được tích hợp trong hệ thống quản lý như thế nào.

GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn

Phạm vi và đối tượng kiểm soát của GMP bao gồm có:
 

3.   Lợi ích và chi phí của phát triển toàn cầu
3.1Lợi ích
- Toàn cầu hóa cho phép  các công ty vượt qua giới hạn của tăng trưởng trong thị trường nội địa để thâm nhập vào các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ với tham vọng bành trướng kinh doanh ra toàn cầu, xây dựng vị thế công ty trên thị trường thế giới. Các công ty thực hiện chiến lược bành trướng toàn cầu có thể giành được lợi nhuận tương tự như đa dạng hóa sản phẩm trong các ngành công nghiệp mới đồng thời họ vẫn có thể giữ được đà tăng trưởng và kéo dài lợi thế cạnh tranh của mình sang các thị trường mới. Toàn cầu hóa còn cho phép các công ty hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nội địa địa phương trong thị trường nước mình. Bởi khi công ty định hướng phát triển ra toàn cầu, nó sẽ phát triển một cách nhìn mới sáng suốt và nhận dạng được các cơ hội sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh theo định hướng nội địa không thể nắm bắt được. Thông qua bành trướng toàn cầu, các công ty có thể thấy rõ các lợi ích có liên quan nhờ việc dồn các đối thủ vào chân tường và ngăn chặn hiệu quả bằng chính sách tài trợ chéo trong thị trường nội địa của công ty.

Đã một thời gian dài nhiều người khẳng định rằng khả năng vốn có trong một số cá nhân nhất định được chọn lựa. chúng ta thường nói về “ những lãnh tụ bẩm sinh”, những nhà quản lý bẩm sinh, những người bán hang bẩm sinh. Có mọt sự thật không cần bàn cải là một số người có năng khiếu hay khả năng bẩm sinh, lớn hơn về những kỹ năng nhất định

Sự khác nhau giữa hiệu suất công việc & Năng lực.

  
- " Hiệu suất " là kết quả lao động biểu hiện bằng khối lượng công việc làm trong một thời gian nhất định.
- " Năng lực" là khả năng sử dụng kiến thức ,khả năng vận dụng kỹ năng hiệu quả để giải quyết vấn đề trong thực tiễn luôn thay đổi.
Năng lực dựa trên:     

 -  Kiến thức:là những thông tin hữu ích mà người ta cần hiểu và ghi nhớ để phục vụ tốt cho công việc.
 -  Kỹ năng: là khả năng chuyển kiến thức thành hành động mà kết quả đạt được như mong muốn.
 - Thái độ  :

                            + Thái độ với công việc
                            + Thái độ trong các mối quan hệ bạn bè
                            + Thái độ đối với con người

*    Điểm đặc biệt: không cư xử theo những cách nhất định (tính linh hoạt, khả năng thay đổi, tự thích nghi….)

*    Phân loại năng lực :Năng lực có xu hướng rơi vào hai loại chính

  - Năng lực chức năng: Những năng lực bao gồm các yếu tố thành công rộng không gắn với một chức năng làm việc cụ thể hoặc công việc cụ thể

  - Năng lực kỹ thuật: Những năng lực bao gồm các yếu tố thành công cụ thể trong một vị trí làm việc hay ngành công nghiệp cụ thể

Ba định nghĩa quan trọng trong biểu đồ năng lực:

  - Bản đồ năng lực: Một bản đồ năng lực là danh sách các năng lực của một cá nhân đại diện cho những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong công việc nhất định, và là một phần của kế hoạch nghề nghiệp hiện hành của cá nhân.

  - Lập bản đồ năng lực: là quá trình xác định các năng lực chính cho một tổ chức và việc kết hợp giữa công việc và năng lực trong suốt các quá trình khác nhau như quá trình tuyển dụng, đánh giá, đào tạo.

  - Năng lực chủ chốt: Số năng lực thiết lập phải từ 4-7 là trung bình và đó phải là những năng lực quan trọng nhất để một cá nhân quản lý quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân.

Các bước liên quan đến quá trình lập bản đồ năng lực

  Bước 1: Tiến hành phân tích công việc bằng cách yêu cầu các cá nhân hoàn thành một bảng câu hỏi về vị trí thông tin hiện tại

  Bước 2: Sử dụng kết quả phân tích công việc, các nhà quản lý nguồn lực sẵn sàng để phát triển một mô tả công việc dựa trên năng lực, và được đối chiếu với bộ năng lực tiêu chuẩn được xây dựng trong quá trình tuyển dụng

  Bước 3: Với mô tả dựa trên năng lực cần có cho một công việc, chúng ta dễ dàng có thể bắt đầu lập bản đồ các năng lực nguồn nhân lực cảu tổ chức

  Bước 4: Sử dụng kết quả đánh giá năng lực để xác định những gì cần phải bổ sung hoặc đào tạo để phát triển năng lực cá nhân
 



 

 

Lợi ích của bản đồ năng lực

Đối với cá nhân: 

     - Ý thức rõ hơn về khả năng của bản thân khi biết mực độ phát triển năng lực của mình so với những yêu cầu của thị trường việc làm ở các vị trí tương đương
     - Cơ hội để thể hiện bản thân tốt hơn trước các nhà phỏng vấn khi tìm việc
     - Thể hiện sự tự tin đến từ hiểu biết lợi thế cạnh tranh của bản thân một cách thuyết phục hơn
     - Phát triển năng lực còn yếu thông qua những kinh nghiệm của bản thân hoặc của người khác
     - Xác định các yếu tố để thành công trong công việc và vị trí làm việc trong tổ chức
Đối với tổ chức

     - Có thể đánh giá hiệu quả công việc hiện tại của từng nhân viên và nhu cầu phát triển trong tương lai của những vị trí quan trọng
     - Lập bản đồ khả năng kế nhiệm cho nhân viên trong tổ chức
     - Phân loại nhân viên và có thể kế hoạch sử dụng nguồn lực hiệu quả
     - Lựa chọn ứng viên cho vị trí mở, chuẩn bị nguồn nhân lực thừa kế thích hợp

Thay đổi cái nhìn về sự khác biệt của mỗi cá nhân:

     - Thách thức đầu tiên phải đối mặt là khả năng lập bản đồ năng lực hiệu quả dựa trên các phân tích cụ thể, sâu sắc về các năng lực cần thiết để thành công trong nghề nghiệp của cá nhân ở những vị trí quan trọng trong tương lai
     - Thách thức thứ hai là nó sẽ gặp một số khó khắn cho nhiều cá nhân để có thể tự tạo ra bản đồ nawg lực cho riêng mình
     - Thách thức thứ ba đã được đề cập trước. Đó là các cá nhân đnag “ngủ quên trong chiến thắng” từ các thành quả trước đó nên ít thoải mái và tỉnh táo để lựa chọn các năng lực thêm vào cho bản đồ năng lực nhằm phát triển hơn nữa bản thân và hoạt động này dường như trở thành việc tự chúc mừng và không thay đổi thêm được nữa
     - Và thách thức cuối cùng là tất cả năng lực bao gồm các thuộc tính khác như tính cách, cách suy nghĩ,lòng tự trọng, tư duy, mở rộng ra ngoài kiến thức và kỹ năng hiện có của bản thân.
 
 
 

Lean manufacturing công cụ hữu ích để giảm lãng phí,tăng năng suất cho các doanh nghiệp.Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới suy thoái dẫn đếnnhiều doanh nghiệp phá sản, trong đó bao gồm cả những doanhnghiệp với lịch sử phát triển lâu dài hàng trăm năm làm cho môitrường kinh doanh của các doanh nghiệp có những thay đổimạnh mẽ, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp làm sao để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đặc biệt sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài đã luôn ở thế yếu về chi phí, chất lượng… và thuật ngữ “Lean” đã được nhắc đến nhiều tại các doanh nghiệp của Việt Nam. Hệ thống sản xuất tinh gọn “Lean manufacturing” (Lean, Lean Production) đã trở thành triết lý sản xuất hiệu quả và đã được áp dụng thành công trên khắp thế giới đã giúp các doanh nghiệp giảm đáng kể lãng phí trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Tất cả mọi người trên trái đất :Bill Gates, Bill Clinton và bạn .Đều có quỹ thời gian giống nhau. Theo các chuyên gia về Quản lý Thời gian, chúng ta dành 50% thời gian của mình để xử lý thông tin và 80% lượng thông tin đó không có giá trị. Do vậy, vấn đề không phải là chúng ta có bao nhiêu thời gian mà là cách chúng ta sử dụng nó. Điểm mấu chốt là làm thế nào chúng ta sử dụng thời gian một cách có hiệu quả....

TPM có nguồn gốc phát triển từ Bảo dưỡng phòng ngừa vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Bảo dưỡng phòng ngừa lại được hình thành từ Mỹ. Đây là chiếc nôi đầu tiên giới thiệu chương trình Bảo dưỡng phòng ngừa vào năm 1960. Đây là một chương trình hỗ trợ người vận hành và Bảo dưỡng thiết bị. Tuy nhiên, khi thiết bị ngày càng tự động và phát triển hơn, vấn đề Bảo dưỡng thiết bị theo kiểu truyền thống trở nên không hiệu quả vì đòi hỏi nhân lực Bảo dưỡng nhiều hơn, thường xuyên hơn.

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hiệu quả thiết bị sản xuất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của TPM là người vận hành và những người hàng ngày tiếp xúc với thiết bị bằng kiến thức và hiểu biết về các điều kiện vận hành để dự đoán, ngăn ngừa hư hỏng và những tổn thất khác liên quan đến thiết bị. Họ thực hiện việc này thông qua vệ sinh, kiểm tra thiết bị thường xuyên và các hoạt động tự bảo dưỡng theo nhóm.
TPM là tên viết tắt của 3 từ tiếng anh:
Duy trì – Maintenance
Giữ trong điều kiện tốt
Sửa chữa, lau chùi, tra dầu mỡ
Hiệu suất – Productive
Thực hiên các hành động trong toàn bộ quá trình sản xuất liên quan
Các vấn đề sản xuất được tối thiểu hóa
TPM nhằm đạt được sự hoạt động hiệu quả của thiết bị không phải trong ngắn hạn mà trong suốt vòng đời của thiết bị.
Tổng thể - Total
Tham gia của tất cả mọi người, Không chỉ phòng bảo dưỡng mà tất cả các phòng ban đều phải tham gia vào TPM.
Mỗi thành viên, từ người quản lý cao nhất đến những công nhân bình thường  đều phải tham gia vào các hoạt động TPM.
Nhắm tới loại bỏ tất cả tai nạn, lỗi và hư hỏng của thiết bị.

          Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được nội dung cần thực hiện cũng như thấy được ý nghĩa của nó. Mục đích của quản lý trực quan là chỉ dẫn công việc thông qua các hình ảnh …nhằm giúp người lao động lắm bắt nhanh thông tin sản xuất, các hướng dẫn công việc. Không những vậy nó còn giúp cho người quản lý quản lý đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Khi thực hiện việc kiểm soát trực quan nên kết hợp với 5S.
 

1. Duy trì chất lượng.
 Duy trì chất lượng hướng tới mục đích thỏa mãn khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất, không có sai lỗi trong sản xuất. Trọng tâm của duy trì chất lượng là loại bỏ những sự không phug hợp một cách có hệ thống, giống như cải tiến có trọng điểm. Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tác động tới chất lượng sản phẩm, vì vậy cần loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn. Như vậy, đã có sự chuyển đổi từ phản ứng sang chủ động (Kiểm soát chất lượng sang Đảm bảo chất lượng). Duy trì chất lượng nhằm thiết lập, duy trì một hệ thống quản lý chất lượng tốt kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa.

Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng(CRM) là một phương pháp thiết thực, mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho việc duy trì và tạo ra những mối quan hệ với khách hàng. Quản lý quan hệ khách hàng không thuần tuý gắn liền với hoạt động doanh nghiệp mà còn gắn kết chặt chẽ với từng cá nhân hay sức mạnh ý tưởng trong mỗi người kinh doanh.Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức đều có điểm chung là  đều thực hiện công việc duy trì và quản lý quan hệ khách hàng gắn liền với các công cụ kinh doanh hàng ngày của họ; chỉ có một số tổ chức mới thực sự hiểu và đầu tư thích đáng bằng các hệ thống CRM chuyên dụng hơn.