Không còn phải tranh cãi về việc thế giới đang rơi vào suy thoái nữa. Câu hỏi duy nhất hiện nay là suy thoái sẽ kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng như thế nào: theo kiểu những năm 1930 hay những năm 1970? Nhưng kinh doanh tồi tệ không có nghĩa là nó sẽ bị dừng hoàn toàn. Giống như cây cối tự làm mới chính mình trong một mùa đông băng giá, thì nền kinh tế cũng thường làm điều tương tự trong suốt cuộc biến động kéo dài. 


Vào những năm 1930, những ngành mới như chất dẻo và điện tử dân dụng đã được sáng tạo ra. Vào giữa những năm 1970 đầy xáo động, ngành sản xuất máy vi tính cá nhân đã ra đời, khi mà các công ty như Microsoft và Apple được thành lập.

Nền kinh tế lúc đó xem chừng cũng không được khả quan, với việc giá dầu tăng vùn vụt, lạm phát không kiềm chế được và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Nhưng điều đó không ngăn cản được những người trẻ tuổi như Bill Gates hay Steve Jobs thành lập doanh nghiệp mới. Không nghi ngờ rằng hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp trẻ tràn đầy ý tưởng sáng láng và quyết tâm sẵn sàng xây dựng những doanh nghiệp khổng lồ của những năm 2020 và 2030.

Trong ấn bản mới nhất của tạp chí kinh doanh hàng quý McKinsey, Tom Nicolas, một giáo sư của Trường kinh doanh Harvard, nhận xét rằng những năm 1930 đã trở thành một thời kỳ thử nghiệm và đổi mới sâu sắc. Ông cũng nói: “Đối với những công ty có tiền mặt và có ý tưởng, lịch sử chứng minh rằng các cuộc suy thoái có thể đem đến những cơ hội chiến lược khổng lồ”.

 



Suy thoái mở ra nhiều cơ hội cho những người có ý tưởng và tham vọng.

 


Câu hỏi là đối với các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp và các nhà đầu tư, những cơ hội thị trường đó nằm ở đâu trong cuộc suy thoái này. Sau đây là năm cơ hội đáng để xem xét.

Tư duy địa phương hoá.

Đầu tiên là sản xuất địa phương. Khi chúng ta đang lo lắng về thay đổi khí hậu, thì việc hàng hóa được vận chuyển ra toàn thế giới, với những nguyên liệu thô được khai thác ở Úc, chuyển tới các nhà máy của Trung Quốc và sau đó thành phẩm lại được vận chuyển tới dhâu Âu hay Mỹ thì có tác dụng gì? Tại sao chúng ta không phát triển công nghệ trồng rau ở Anh hay Đức trong mùa đông thay vì vận chuyển chúng về từ Châu Phi?

Các nhà doanh nghiệp cần phải tìm cách để định hướng lại vấn đề toàn cầu hóa, mà khi đó chúng ta vẫn có thể có vô số loại hàng hóa với mức giá thấp nhưng lại được sản xuất tại chính nơi tiêu thụ.

Thay đổi thị trường tín tín dụng.

Hệ thống ngân hàng với sự phát triển trong vòng 2 thập niên qua xem chừng đã bị phá hủy và khó có thể sửa chữa được. Điều đó không có nghĩa là người dân không còn muốn tiết kiệm hay gửi tiền nữa. Chúng ta cần một cách nào đó để chuyển tiền một cách an toàn từ những người và những quốc gia nắm giữ quá nhiều tiền sang những người những quốc gia nắm giữ quá ít tiền. 

Đã có quá thừa những dạng trung gian tài chính khác nhau – từ những tổ chức tài chính cho vay và thế chấp ở Anh, đến các liên đoàn tín dụng, hay các tổ chức hợp tác và các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Ngành tài chính không cần phải được độc quyền hóa bởi những ngân hàng toàn cầu đóng vai trò là các thị trường vốn quốc tế. Hãy dành chỗ cho những người mới gia nhập, phát triển những phương thức kinh doanh khác, có thể dựa trên Internet.

Người già cần được quan tâm.

Hoặc là về những người cao tuổi thì sao? Thế hệ được sinh ra sau chiến tranh thế giới thứ II đang bắt đầu phải sử dụng đến những chiếc gậy chống. Và những người già cần thế hệ trẻ chăm sóc cho họ. Trong khi phần lớn các nước châu Âu có dân số già, các nước khác thì đang bùng nổ tỉ lệ sinh. Các nước này cần phải xích lại gần nhau hơn. Có thể những người trẻ tuổi nên tới châu Âu. Hoặc những người già cần chuyển tới nơi có những người trẻ tuổi? Cách nào cũng được, những cách thức mới để chăm sóc người có tuổi sẽ là một ngành có mức tăng trưởng khổng lồ.

Công nghệ là mảnh đất màu mỡ.

Trong các cuộc suy thoái, các công nghệ đột phá có xu hướng được khởi động. Có lẽ là do chúng thường không cần những khoản đầu tư trực tiếp quá lớn – không ai lại đổ vận may vào việc khởi dựng Microsoft – hoặc các nhà doanh nghiệp phải tập trung vào những sản phẩm đột phá, thiết yếu trong thời kỳ khó khăn.

Vậy đâu sẽ là những tiến bộ vượt bậc nhất? Công nghệ sinh học đã hứa hẹn nhiều thứ hơn những gì mà nó đã đem lại, nhưng kết hợp với công nghệ vi tính, và hàng tá những ngành và những sản phẩm mới sẽ có thể nở rộ, giống như những gì đã diễn ra trong ngành điện những năm 1930.

Số hóa các ấn phẩm.

Cuối cùng là về ngành xuất bản. Những cuốn sách được in và đóng gáy đã tồn tại trong hơn 500 năm nay và đã chiến thắng những dự đoán về sự kết thúc của chúng trong ít nhất là vài thế kỷ nay. Theo một cách nào đó chúng vẫn còn tồn tại. Những cuốn sách in cũng sẽ không biến mất, nhưng chúng có thể sẽ chuyển sang một hình thức cao hơn.

Những cuốn sách điện tử đang được khởi động để cất cánh một cách đáng chú ý. Chỉ cần nhìn xem Amazon.com Inc.’s Kindle đã thành công như thế nào. Thay vì sách in, các cuốn sách có thể được tải dưới dạng điện tử xuống các máy điện thoại di động. Khi công nghệ trở nên phổ cập, những hình thức kể chuyện mới sẽ nổi lên để tận dụng những lợi thế của công nghệ: nhiều tình tiết hơn, súc tích hơn, và tất nhiên cũng phổ biến hơn. Và các nhà xuất bản nắm trong tay bản quyền sẽ tạo ra cả một ngành hoàn toàn mới.

Lịch sử gợi ý cho chúng ta rằng trong vòng ba hay bốn năm nữa chúng ta sẽ được chứng kiến sự ra đời của những ngành và những công ty mới sẽ thống trị vài thập niên tiếp sau đây. Những cuộc suy thoái sẽ loại bỏ những thứ cũ kỹ đi. Chúng tạo ra không gian và nguồn lực cho các nhà doanh nghiệp mới.

Vậy nên, trong khi những tin tức kinh tế trong vài tháng tới xem chừng vẫn có vẻ đen tối, thì nên nhớ rằng phía dưới lớp băng lạnh, những chồi non đầu tiên của mùa xuân mới đang bắt đầu đâm chồi. Phát hiện ra chúng là một việc không dễ. Nhưng hãy nắm bắt được chúng kịp thời, và bạn sẽ tạo ra cả một cơ may.


CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ

1.   Thiết bị lỗi hoặc hỏng hóc. Yếu tố đầu tiên trong “ Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là thiết bị...

CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE). CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE).

1.   OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...

ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2) ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2)

Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...

VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG

Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng...