Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được nội dung cần thực hiện cũng như thấy được ý nghĩa của nó. Mục đích của quản lý trực quan là chỉ dẫn công việc thông qua các hình ảnh …nhằm giúp người lao động lắm bắt nhanh thông tin sản xuất, các hướng dẫn công việc. Không những vậy nó còn giúp cho người quản lý quản lý đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Khi thực hiện việc kiểm soát trực quan nên kết hợp với 5S.
 


1. Cách thức để tiến hành xây dựng và áp dụng:
* Xác định:
- Xác định mục tiêu của việc kiểm soát trực quan.
- Xác định đối tượng và khu vực để triển khai xây dựng công cụ kiểm soát trực quan.
* Triển khai và áp dụng
- Đào tạo nhận thức chung về kiểm soát trực quan
- Xác định các cách thức kiểm soát trực quan:
Các bảng hiển thị trực quan– Các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các thủ tục và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân. Ví dụ, biểu đồ xu hướng về hiệu suất thực hiện, % dao động của tỷ lệ lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng…
Các bảng kiểm soát bằng trực quan– Các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả thông tin về tiến độ sản xuất, thông tin theo dõi chất lượng, v.v... Ví dụ các bảng màu chỉ thị giới hạn kiểm soát nhiệt độ hay tốc độ giúp người vận hành thiết bị nhanh chóng phát hiện khi quy trình vận hành vượt mức cho phép. Các thẻ Kanban là một ví dụ khác về kiểm soát bằng trực quan.
Các chỉ dẫn bằng hình ảnh– Công cụ này giúp truyền đạt các quy trình sản xuất hay luồng vật tư được quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng các ô vẻ trên nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt bằng xưởng.

* Kiểm soát và Cải tiến
Với mỗi cách thức và nội dung đã triển khai áp dụng ta cần phải xác định một hoặc một số phương pháp để kiểm soát chúng sao cho nó hoạt động luôn hướng tới mục tiêu đã đặt ra.
Trong quá trình áp dụng nếu có bất cứ thay đổi nào ảnh hưởng đến việc kiểm soát trực quan ta cần phải cải tiến chúng cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Lợi ích áp dụng:
- Nhận dạng, giảm thiểu và loại bỏ các lãng phí.
- Nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất/dịch vụ trong môi trường làm việc ngày càng tốt hơn.
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động cải tiến năng suất và chất lượng.


 


CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000 CÁC BƯỚC ÁP DỤNG ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước:

PHÂN TÍCH NỘI BỘ (P1) PHÂN TÍCH NỘI BỘ (P1)

Trong tổ chức có những điểm gì? – Sự sống còn của tổ chức dựa vào đâu? Dây chuyền giá trị của công...

4 HÀNH ĐỘNG ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG VÀ THÀNH CÔNG. 4 HÀNH ĐỘNG ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG VÀ THÀNH CÔNG.

Trong bối cảnh suy thoái này, không làm gì không phải là một giải pháp. Sự thụ động chỉ làm cho mọi việc tồi tệ...

NHÂN VIÊN MỚI CẦN LÀM GÌ TRONG THỜI BUỔI KHÓ KHĂN ? NHÂN VIÊN MỚI CẦN LÀM GÌ TRONG THỜI BUỔI KHÓ KHĂN ?

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên toàn cầu như hiện nay, các nhân viên vừa mới chân ướt...

CHƯƠNG 5 PHẦN 2 TRIỂN KHAI MARKETING. CHƯƠNG 5 PHẦN 2 TRIỂN KHAI MARKETING.

Quản lý chất lượng không chỉ giới hạn trong phạm vi xưởng chế tạo, mà còn triển khai vào tất cả các công việc...