Quản lý trực quan là sử dụng các công cụ mang tính trực quan mà con người có thể quan sát và nhìn thấy được nội dung cần thực hiện cũng như thấy được ý nghĩa của nó. Mục đích của quản lý trực quan là chỉ dẫn công việc thông qua các hình ảnh …nhằm giúp người lao động lắm bắt nhanh thông tin sản xuất, các hướng dẫn công việc. Không những vậy nó còn giúp cho người quản lý quản lý đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Khi thực hiện việc kiểm soát trực quan nên kết hợp với 5S.
 


1. Cách thức để tiến hành xây dựng và áp dụng:
* Xác định:
- Xác định mục tiêu của việc kiểm soát trực quan.
- Xác định đối tượng và khu vực để triển khai xây dựng công cụ kiểm soát trực quan.
* Triển khai và áp dụng
- Đào tạo nhận thức chung về kiểm soát trực quan
- Xác định các cách thức kiểm soát trực quan:
Các bảng hiển thị trực quan– Các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các thủ tục và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân. Ví dụ, biểu đồ xu hướng về hiệu suất thực hiện, % dao động của tỷ lệ lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng…
Các bảng kiểm soát bằng trực quan– Các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả thông tin về tiến độ sản xuất, thông tin theo dõi chất lượng, v.v... Ví dụ các bảng màu chỉ thị giới hạn kiểm soát nhiệt độ hay tốc độ giúp người vận hành thiết bị nhanh chóng phát hiện khi quy trình vận hành vượt mức cho phép. Các thẻ Kanban là một ví dụ khác về kiểm soát bằng trực quan.
Các chỉ dẫn bằng hình ảnh– Công cụ này giúp truyền đạt các quy trình sản xuất hay luồng vật tư được quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng các ô vẻ trên nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt bằng xưởng.

* Kiểm soát và Cải tiến
Với mỗi cách thức và nội dung đã triển khai áp dụng ta cần phải xác định một hoặc một số phương pháp để kiểm soát chúng sao cho nó hoạt động luôn hướng tới mục tiêu đã đặt ra.
Trong quá trình áp dụng nếu có bất cứ thay đổi nào ảnh hưởng đến việc kiểm soát trực quan ta cần phải cải tiến chúng cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Lợi ích áp dụng:
- Nhận dạng, giảm thiểu và loại bỏ các lãng phí.
- Nâng cao tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất/dịch vụ trong môi trường làm việc ngày càng tốt hơn.
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động cải tiến năng suất và chất lượng.


 


MÔ HÌNH ĐÓNG GÓP CỘNG ĐỒNG : THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ.(P2) MÔ HÌNH ĐÓNG GÓP CỘNG ĐỒNG : THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ.(P2)

Ở phần trước, Scott Cook đã nêu lên một mô hình có thể tạo ra lợi thế kinh doanh vượt bậc cho các công ty: mô hình đóng...

CHƯƠNG 5 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG LÀ THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 5 PHẦN 3. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG LÀ THỰC NGHIỆM

Khẩu hiệu quản lý chất lượng có nghĩa là tất cả cải tiến chỉ thực hiện được thông qua thực tế. Nói khác đi,...

CHƯƠNG 5 PHẦN 4. CÂU CHUYỆN Ở MỘT NHÀ HÀNG. CHƯƠNG 5 PHẦN 4. CÂU CHUYỆN Ở MỘT NHÀ HÀNG.

Có một nhà hàng ở Nhật luôn luôn ghi lại số liệu liên quan đến khách theo yêu cầu của bà chủ. Chính vì vậy mà bà chủ...

5 CẠM BẪY VỚI NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC NÔN NÓNG 5 CẠM BẪY VỚI NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC NÔN NÓNG

  Các nhà lãnh đạo mới cần phải nhanh chóng chứng tỏ bản thân, nhưng việc tìm kiếm kết quả nhanh chóng vốn dĩ...

CHƯƠNG 7 PHẦN 7. TRÌNH TỰ VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM QC CHƯƠNG 7 PHẦN 7. TRÌNH TỰ VÀ Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

TRÌNH TỰ: hoạt động nhóm QC về cơ bản được tiến hành theo trình tự sau: