Trong phần này, chúng tôi sẽ giải thích một nguyên lý quan trọng khác mà các bạn cần chú ý khi tập hợp số liệu. Đấy là khi chọn mẫu để lấy số liệu, cần chọn ngẫu nhiên, tình cờ. Ngược với cách này gọi là cách chọn có mục đích. Thí dụ, khi xảy ra một sự kiện, để tìm xem mọi người nghĩ thế nào, người ta thường phỏng vấn những người nổi tiếng. Tuy nhiên đấy chỉ là ý kiến của những người nổi tiếng chứ chưa chắc tất cả mọi người đã nghĩ như thế. Nếu không chọn ngẫu nhiên một số người để hỏi rồi đưa ra ý kiến chung thì không thể nói đó là dư luận. Via dụ như điều tra dư luận lúc tranh cử được làm theo cách chọn ngẫu nhiên. Phỏng vấn những người nổi tiếng, những nghệ sĩ nổi tiếng rồi viết bài theo kiểu đấy là dư luận, là hành động làm mất phương hướng độc giả.
Cách lấy số liệu trong xưởng cũng tương tự. Cách làm chỉ lấy số liệu lúc thuận tiện buổi sáng hay chỉ lấy từ một máy, có thể đưa đến câu trả lời rất thiên lệch, chúng ta nên chú ý những điều sau:
1.Có tính phổ biến, đưa đến đâu cũng có câu trả lời giống nhau.
2.Có tính lặp lại, làm lúc nào cũng đưa ra câu trả lời tương tự.
Câu trả lời có thể đảm bảo tính phổ biến và tính lặp lại là kết luận có tính khách quan. Quản lý chất lượng là kiểm soát sự thật (fact control) nên việc lấy số liệu để có hai tính chất trên là quan trọng.
Trong xưởng sản xuất, quy luật đại số dễ áp dụng, và người ta yên tâ, phán đoán vì có nhiều kết quả phân tích bằng nhiều số liệu. Nhưng với công việc kinh doanh hay tài vụ, vì số liệu không tập hợp đầy đủ, làm cho câu trả lời còn tiềm ẩn ây chính là chỗ chúng ta cần chú ý.
Chắc hẳn, mọi nhà phát minh đều đã từng trải qua tình huống “cái khó ló cái khôn”. Năm 2004, nhà nghiên cứu hoá học của...
Có nhiều người chưa hiểu rõ cụm từ “tự động hóa”. Họ tưởng cứ đưa máy móc thiết bị tự động vào là có thể...