Trong xí nghiệp, đồng thời với việc tiến hành giáo dục cấp quản lý, cần tổ chức nhóm QC ở các khâu sản xuất. Tùy theo xí nghiệp, nhóm QC có cách làm khác nhau nhưng để đạt được hiệu quả, trước tiên cần giáo dục 7 công cụ cho nhân viên và công nhân. Không biết cách dùng công cụ mà tập hợp nhau lại thảo luận thì cuối cùng sẽ trở thành hình thức, khó có sáng tạo gì đáng kể.
 Việc giáo dục dùng công cụ không khó mấy, chỉ chỉ gồm cách lập biểu đồ và sử dụng các phép tính đơn giản. Việc tính toán chỉ dựa vào 4 phép tính nên chỉ cần chuẩn bị 1 máy tính rẻ tiền nhất là đủ. Đối với người mới bắt đầu học quản lý chất lượng, việc giáo dục này chỉ cần thực hện trong 10 đến 12h là đủ. Tuy nhiên trong bài học này, điều cần chúy ý là để các học viên tự làm các bài tính.
 Điều thú vị qua kinh nghiệm của chúng tôi là chỉ thuần nghe giảng về chất lượng sẽ không có công dụng gì, dù ít cũng phải cho học viên làm các bài tính. Việc thực hành sẽ giúp cho học viên nhớ cách làm. Với ý nghĩa đó, quản lý chất lượng có thế coi là một loạithể dục trí não. Nhớ qua thực hành là cách tốt nhất.
 Thoạt đầu, có thể có người e ngại mình khó tiếp thu được vấn đề này nhưng qua quá trình tính toán, vẽ biểu đồ thực tế, họ sẽ dần dần hiểu được nhiều điều và sau đó có thể tìm ra đầu mối cải tiến mà bản thân họ không ngờ. Niềm vui trong sự khám phá này là điều tuyệt với, và vì thế mà khi đã có hứng làm, họ sẽ quên cả thời gian.
 Thú vui giải trí cũng có nhiều thứ và tạo cho ta nhiều loại cảm xúc: niềm vui khi hoàn thiện cái gì trong thú chơi làm đồ mộc vào ngày nghỉ, sự thích thú khi câu được cá… những thứ này đều giống nhau là tạo cho con người sự hưng phấn có tính bản năng.
 Trong nhóm QC, thành viên hoạt động với sự mong muốn thích thú sẽ được cử đi phát biểu ở đại hội. Nếu được cử đi phát biểu ở đại hội địa phương hoặc toàn quốc thì họ lại chuẩn bị càng chu đáo hơn và phát biểu hăng hái hơn. Để chuẩn bị cho ngày đó, ngoài bạn be thân thích còn có nhiều người giúp đỡ họ, thật giống như đi thi về âm nhạc.
 Tùy theo công ty và nơi làm việc, việc điều hành nhóm QC khác nhau, nhưng nhất định phải có nhóm trưởng hoặc người trông coi. Người nhóm trưởng này làm những việc như tập hợp số liệu từ các bộ phận khác, sắp xếp… Ngoài ra, trong các buổi thảo luận, người đó phải điều khiển hoặc ghi chép lại. Người nhóm trưởng có thể là người thường đi tiếp xúc với các thành viên, người lớn tuổi hoặc người được bầu ra. Tùy theo nơi làm việc mà ta chọn cách thức được coi là tốt nhất. Người nhón trưởng khi bắt tay vào việc mới nhận thấy bận rộn hơn dự tưởng. Vì vậy nên tìm cho họ một người phó để hỗ trợ.
 Nhóm QC chỉ nên tổ chức thành lập từ các nhân viên, và để giúp đỡ nhóm có điều kiện hoạt động, cần dành cho họ chỗ trong công ty để tập hợp, xử lý hồ sơ… Ở nhiều nơi, người trong ban quản lý chất lượng làm luôn việc này, ngoài ra họ sẵn sàng tham gia ý kiến cho nhóm, giúp nhóm chuẩn bị đại hội, làm triển lãm… Nói khác đi, họ giữ vai trò xúc tác, xú tiến để hoạt động của nhóm có khí thế và hiệu quả hơn.
 Đã có khá nhiều sách vở và phim ảnh về giáo dục nhóm. Việc chọ tài liệu cho hợp cũng vất vả, nhưng cách làm tốt là: để những người đã được học các khóa học chính thống của liên hiệp khoa học kỹ thật Nhật Bản, hay hiệp hội quy cách, tổ chức việc giáo dục. Có thể là họ chưa có kinh nghiệm, nhưng lúc cần họ có thể hỏi ý kiến hoặc đặt vấn đề với thầy đã dạy hok ở các khóa chính quy. Có một phương pháp nữa là tự học nhưng tự học sẽ mất nhiều thì gờ hơn và có nguy hiểm là giải thích sai.
 Trong sách giáo khoa toán lớp 12 cũng có nói về quản lý chất lượng, tuy nhiên đây là phần du nhập từ Mỹ gồm những bài giảng về thống kê, không thích hợp. Cần phải học cái đã được biến thể thành kiểu Nhật Bản mới có ích cho nơi làm việc. Nhưng chưa có trường đại học nào dạy 7 công cụ kiểu Nhật. Chính vì thế, cách tốt nhất, nhanh nhất là cho họ đi học các khóa chính quy như đã nói ở trên.

 


ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀ NỘI ÁP DỤNG ISO 9000 TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀ NỘI

            Tiếp sau chương trình áp dụng ISO 9000 trong các ngành sản xuất, từ năm 2002, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội...

KPI KPI

KPI là phương pháp Đo lường hiệu suất (kết quả thực hiện công việc) bằng cách thiết lập một Hệ thống chỉ số...

CHƯƠNG 3 PHẦN 5. ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN CHƯƠNG 3 PHẦN 5. ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

Thực hiện TPM  là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành thiết bị phải thường xuyên được huấn...

CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 6. HOẠT ĐỘNG TPM TẠI KHỐI VĂN PHÒNG.

           Hoạt động này gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu tập, xử lý, cung cấp thông...

CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG 3 PHẦN 7. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG.

Mục tiêu của hoạt động này là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động...