Thực nghiệm là làm thử xem sao, phương pháp hoán vị như chúng tôi đã nói cũng là một cách thực nghiệm.
 Nói về thực nghiệm trong quản lý chất lượng thì có hẳm một môn gọi là “phương pháp làm kế hoạch thực nghiệm”. Môn học này đã được phát triển độc đáo ở Nhật Bản và được thế giới công nhận. Để lý giải được, nó đòi hỏi trình dộ cao. Do đó, trong phạm vi một cuốn sách nhỏ thì khó mà giải thích được nên chúng tôi chỉ nói sơ qua, mong rằng các bạn sẽ tìm hiểu môn học này khi có cơ hội. Tuy nhiên dù không học môn này, ta cũng có thể làm tốt việc cải tiến.
 Sự khác nhau cơ bản giữa máy bay và ô tô là tốc độ. Từ sự khác nhau ấy, phương pháp làm kế hoạch thực nghiệm sẽ giúp ta quyết định điều kiện tối ưu khi sản xuất với số lượng lớn, đến việc suy đoán hiệu suất sử dụng vật liệu, đặc trưng của phương pháp này là có thể cho ta câu trả lời tỉ mỉ. Đấy là công cụ cao cấp, nếu không học thì không thể dùng được. Ngoài ra, nếu học không đến nơi đến chốn thì có thể đưa ra câu trả lời sai. Vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ giới hạn ở chỗ giới thiệu có môn học như thế và sự hấp dẫn của nó. Sự hấp dẫn của phương pháp này là ở chỗ có có thể nghiên cứu cùng một lúc nhiều nguyên nhân chủ yếu. Lý do phát sinh hàng xấu có thể suy luận ra rất nhiều: người, vật liệu, máy móc, phương pháp… Trong trường hợp này, phương pháp làm kế hoạch thực nghiệm có thể đưa cùng một lúc 10, 20 hoặc nhiều hơn nữa các nguyên nhân chủ yếu, để làm thực nghiệm tổng hợp một lần, đưa ra tỷ lệ phân bố của các nguyên nhân chủ yếu và đưa điều kiện tối ưu. Do đó, đối với những quy trình công nghệ phức tạp như điều kiện chế tạo bán dẫn, lọc dầu, chế tạo động cơ ô tô… phương pháp này phát huy sức mạnh to lớn. Thí dụ, nhờ phương pháp này, có hãng ô tô đã quyết định về cách làm hệ thống giảm sóc ở phía trước; hoặc có hãng chế tạo bán dẫn của Mỹ nhờ chuyên gia Nhật trông coi phương pháp làm kế hoạch thực nghiệm chỉ 3 tháng sau đã nâng hiệu suất sử dụng vật liệu lên mấy lần, đuổi kịp luôn các hãng Nhật.
 Vì sự hấp dẫn trên chúng tôi khuyên các bạn nên học cho thông phương pháp làm kế hoạch thực nghiệm sau khi đã đạt đến một trình độ nhất định về quản lý chất lượng. Khi đã thông thạo về môn này, bạn có thể tìm ra đầu mối hết ở chỗ này đến chỗ khác để cải tiến, với tốc độ nhanh không ngờ.


CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ CHƯƠNG 2 PHẦN 2. CÁC TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT BỊ

1.   Thiết bị lỗi hoặc hỏng hóc. Yếu tố đầu tiên trong “ Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là thiết bị...

CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE). CHƯƠNG 2 PHẦN 3 HIỆU SUẤT THIẾT BỊ TOÀN PHẦN (OEE).

1.   OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...

ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2) ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH – CHỈ CẦN MỘT LẦN DẤN BƯỚC (P2)

Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...

VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG VƯỢT QUA HAI THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG

Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng...