Khi tổ chức được phân chia nhỏ để hoạt động, có một chỗ quan trọng cần lưu ý đó là dù có phân chia quyền hạn, lập ra các quy định có tốt đến đâu đi chăng nữa chắc chắn sẽ còn “kẽ hở không phụ thuộc vào đâu cả”.
Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh doanh, có bộ phận sẽ bận đến độ không thể làm hết việc. Cái để bổ sung khắc phục những cái không tốt trên là tinh tần thần đồng đội. Đây là tiền đề trong việc lập ra tổ chức.
Tinh thần đồng đội mà chúng ta muốn nói ở đây ở đây cũng giống như tinh thần đồng đội trong các trận bóng đá, nó thể hiện trong từng khoảnh khắc của trận đấu. Nó hói lên sự hòa nhập ăn khớp, nỗ lực hướng đến mục đích chiến thắng của toàn đội. Trong bóng đá, một trong những mục đích của việc đi tập huấn (cùng tập, cùng ăn, cùng ở) là tạo tinh thần đồng đội. “ Ăn cận ngủ kề” sẽ nâng cao tinh thần đồng đội đến độ không cần nói cũng hiểu ý nghĩ của đồng đội qua nét mặt hoặc một vài biểu hiện nhỏ.
Tinh thần đồng đội trong công việc cũng giống như tinh thần đồng đội trong một trận bóng
Điều này không thể giải thích bằng lời.Trong công ty cũng vậy, để nâng cao mối quan hệ cần tổ chức đi chơi cùng, đi ăn uống cùng. Những việc ấy nằm ngoài công việc nhưng lại quan trọng và sẽ phát huy ý nghĩa của nó lúc có việc.
Ở Mỹ và châu Âu, sau giờ làm việc ở công ty mọi người nhanh chóng ra về. Họ cho việc giao tiếp ngoài công ty thuộc phạm trù cá nhân. Có nhiều người Nhật đã cho rằng cách sống như vậy là hợp lý, và xem tập quán những người cùng công ty hay đi ăn uống, vui chơi với nhau ở Nhật là lỗi thời. Thế nhưng, khi đứng trên quan điểm tinh thần đồng đội trong giới kinh doanh, cách làm của Nhật Bản thực ra là cần thiết. Nhiều nước trên thế giới đã công nhận cách làm này.Kinh doanh không phải là công việc chỉ liên quan đến vật chất và tiền bạc, sử dụng hai thứ này như thế nào đều là do con người. Vì thế không học về con người thì không thể kinh doanh tốt được.
Hiện tượng nhóm QC ở Nhật Bản đã gặt hái được thành công vẻ vang và được nhiều nước học tập kinh nghiệm là cái đáng chú ý. Khi nói đến cách kinh doanh hiện đại, nhiều người cho rằng phương pháp quản lý khoa học kiểu Taylo là phương pháp tốt nhất. Phương thức quản lý của Taylo thực ra dễ hiểu và có tính thuyết phục. Tuy nhiên, việc vận hành, triển khai hoạt động xí nghiệp kết cục lại do con người, không thể tách rời các thuộc tính của con người. Chính nhờ thành công của Nhật Bản mà nhiều nước công nhận việc nghiên cứu các thuộc tính của con người trong kinh doanh điều hành là cần thiết. Cách kinh doanh duy lý sẽ không thể tập hợp và phát huy năng lực của toàn thể nhân viên, và không thực sự đem lại thành công. Người Nhật coi trọng “ nghĩa lý tình người” trong kinh doanh điều hành và đã thành công rực rỡ, và ta có thể lấy đó làm hệ thống kinh doanh điều hành ưu tú.
Trong mỗi công ty, tinh thần đồng đội giúp gặt hái nhiều thành công
Kinh doanh điều hành phải đi đôi với kết quả. Môn học kinh doanh ở Mỹ là: đầu tiên lấy thí dụ thành công, nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ nó rồi phát triển thành lý luận. Nhưng khi vào Nhật Bản, nó trở thành môn học được hệ thống lại và không co mâu thuẫn thì những cái nằm ngoài hệ thống bị coi là xấu hay sao. Việc nhóm QC Nhật bản không được hệ thống lại đã hoàn toàn tạo sự ngạc nhiên đối với nước ngoài.
1. OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...
Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...
Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng...