Nhìn ra thế giới mới thấy Nhật Bản là nước đáng kể. Năm 1985, GDP tính trên đầu người ở Nhật đã vượt mười ngàn USD. Lúc đó trên thế giới chỉ có mười nước vượt mười ngàn USD. Nhật đã vượt Anh, Pháp, chứng tỏ mức thu nhập đầu người tăng khá nhiều.
Dù như vậy nhưng nhiều người cho rằng, giá sinh hoạt ở Nhật cao phải chi nhiều, tính toán chi tiêu trong gia đình không dễ dàng. Tuy nhiên, nhìn vào sổ chi tiêu trong gia đình thì thấy 50% thu nhập dành cho tạp phí( chi phí ngoài những cái tối thiểu cần thiết). Đó là những bằng chứng nói lên cuộc sống có sự thoải mái. Đứng đầu là chi phí về sách báo và giải trí sau đó đến chi phí cho giao tiếp. Vậy thì một nửa chi phí của người Nhật liên quan đến văn hóa.
50% thu nhập của người Nhật dành co tạp phí(chi phí ngoài những cái tối thiểu cần thiết). Đó là bằng chứng nói lên cuộc sống có sự thoải mái của người Nhật
Diện tích của nước Nhật chỉ chiếm 0.3% diện tích của thế giới, trên đó có 2,7% dân số thế giới sinh sống và sức mạnh kinh tế chiếm đến trên 10% tổng sản lượng của thế giới. Vậy nguyên nhân của nó là cái gì? Trong khi đó tài nguyên thì nghèo nàn, lại nằm ở một goác của thế giới. Thêm nữa, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các cơ sở công nghiệp hầu như đều bị phá. Thế mà chỉ hơn 30 năm sau, Nhật đã vươn lên chiếm 1/10 kinh tế thế giới. Và theo như đánh giá chỉ có hai lý do khiến Nhật Bản làm được điều đó chính là trí tuệ và sự lỗ lực không ngừng của con người Nhật Bản.
Do giàu có nhanh như vậy nên nhiều người cho rằng, người Nhật làm việc quá độ. Nhưng trên thực tế, số giờ lao động hàng năm của người Nhật không phải là cao trên thế giới, so với những nước ở châu Âu thì Nhật vẫn ở mức trung bình.
Một số ký giả cho rằng người Nhật là những người làm việc nhiều nhất, và họ viết thư thể hiện đó là việc không hay. Nhưng có một điều thú vị là bản thân họ, những ký giả đó cũng làm việc không kém.
Một yếu tố quan trọng trong công việc là trí tuệ, làm việc không có nghĩa là chỉ cử động thân thể. Quản lý chất lượng về một mặt quan trọng nào đó là một phương pháp luận để phát huy trí tuệ.
Quản lý chất lượng là một phương pháp luận để phát huy trí tuệ
Nhóm Qc đúng là hoạt động có tổ chức, phát huy sáng kiến của chính mình để cải tiến. Ở Nhật, trung bình mỗi tháng cố một người công nhân đưa ra sáng kiến, có trường hợp còn đưa ra vài sáng kiến trong một tháng. Đây là hiện tượng có được nhờ nguồn động lực do nhóm Qc mang lại. Trong xã hội, người ta đưa ra sáng kiến bằng cách suy nghĩ một mình. Nhưng như từ xưa người Nhật thường nói: trí tuệ của 3 người hợp lại sẽ thành trí tuệ của Văn Thù Bồ Tát ( một trong 10 đệ tử nổi tiếng của Phật Thích Ca). Nhóm QC tượng trưng cho tinh thần này nên khi bị cuốn hút vào hoạt động này, người mà từ trước đến nay ít động não cũng tự nhiên có nhiều nghi vấn và trở nên suy nghĩ nhiều hơn. Đương nhiên, trong những sáng kiến họ đưa ra, có nhiều cái không hội đủ điều kiện thực hiện. Nhưng cũng giống như người bắn súng tồi, bắn nhiều phát cũng sẽ có phát phải trúng đích.
Cũng có thuyết cho rằng: người Nhật Bản thành công nhờ theo chủ nghĩa tập thể.
Có thuyết cho rằng "người Nhật thành công là nhờ theo chủ nghĩa tập thể"
Để đối đầu với chủ nghĩa tập thể, Âu-Mỹ kỳ vọng ở các thiên tài. Có người còn cho rằng, đất Nhật khó sản sinh ra những phát minh có tính cách mạng. Nhưng theo chúng tôi,những người đó họ không hiểu giáo huấn lịch sử: xã hội có tầng lớp người đưa ra sáng kiến càng dầy bao nhiêu, xã hội ấy càng tuyệt vời bấy nhiêu. Chính vì thế mà các sản phẩm của Nhật Bản về cơ khí, hóa học, luyện kim, điện tử, khí cụ chính xác đều có chất lượng và tính năng tốt tầm cỡ thế giới và được đáng giá là không đắt. Dù sáng kiến có tuyệt vời đến mấy nhưng nó không trở thành sản phẩm cụ thể đi vào đời sống con người thì cuối cùng cũng chỉ là “ ý nghĩ chợt thoáng đến”.
Theo thống kê ở Mỹ, giả sử phí nghiên cứu cơ bản cho một phát minh mất đi 1 đồng thì đến lúc ứng dụng mất 10 lần; và đến khi nó trở thành sản phẩm thực tế, tạo cơ hội kinh doanh, lại tốn thêm cả trăm lần về mức người và của. Vì thế ý nghĩ lóe sáng lên trong đầu không dễ gì trở thành hiện thực. Người Nhật trong thực tế đã sử dụng và phát huy khéo léo cái tốn 100 lần ấy. Thực ra, ở chỗ tốn 1, tốn 10 hay tốn 100,tất cả đều phải dùng trí tuệ, đều là tích lũy trí tuệ.
Vậy trí tuệ là cái gì? Nó từ đâu ra? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời trong những bài tiếp theo.
1. Thiết bị lỗi hoặc hỏng hóc. Yếu tố đầu tiên trong “ Sáu tổn thất lớn” cần phải loại trừ là thiết bị...
1. OEE là gì? OEE là một chỉ số đo lường được sử dụng trong TPM để chỉ ra mức độ hoạt động hiệu quả...
Thay đổi tư duy sẽ tạo ra đột phá Yếu tố mang tính cách mạng trong dự án này chính là ở chỗ: Thứ nhất, ý...
Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng...