Quản lý chất lượng không chỉ giới hạn trong phạm vi xưởng chế tạo, mà còn triển khai vào tất cả các công việc của công ty. Thực ra, nếu không làm như thế thì sẽ không thành công. Có thể sẽ có người đặt câu hỏi nghi vấn về vấn đề vừa nêu trên.
Xưởng chế tạo là nơi lặp đi lặp lại những công việc đã được tiêu chuẩn hóa, nên đối với nơi đó, ta dễ dàng lấy được số liệu và phát hiện ra tình quy luật. Thế nhưng trong hoạt động kinh doanh lại khác, khách hàng mà chúng ta gặp mỗi người lại có một tính cách khác nhau. Tùy theo đối tượng mà cách nói chuyện, cách đặt vấn đề cũng khác đi. Ngoài ra, khi tình hình thị trường thay đổi, ta phải thay đổi các phương thức kinh doanh cho phù hợp vì thế có người nghĩ nếu đem áp dụng những phương pháp đã mang lại thành công trong quản lý chất lượng ở xưởng vào thì khó mang lại kết quả tốt. Nhưng theo chúng tôi, ngược lại nó sẽ có kết quả tốt. Đương nhiên, khi đối tượng thay đổi, nếu ta không ít nhiều biến tấu đi cách làm thì sẽ không có hiệu quả.
Khi đối tượng thay đổi, nếu ta không ít nhiều biến tấu cách làm thì sẽ không có hiệu quả
Qua kinh nghiệm cho thấy: nếu ta biết nhìn sự vật bằng nguyên lý cơ bản trong quản lý chất lượng bằng số liệu, biết phương pháp phân biệt ngẫu nhiên và tính quy luật, cộng với biết kết hợp và sử dụng tốt hai cách thức trên tùy theo đối tượng hay vấn đề thì chắc chắn sẽ thành công. Nói về Marketing, chính vì chưa có một phương pháp luận phổ biến để ứng dụng thành công trong lĩnh vực này nên chúng ta còn có đất để sáng tạo.
Nếu như chúng ta làm theo cách tư duy dưới đây thì sẽ có kết quả tốt.
Việc tích hợp các hệ thống cần được lập kế hoạch và triển khai theo một cách có cấu trúc. Nhiều tổ chức, doanh...
GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những...
3. Lợi ích và chi phí của phát triển toàn cầu 3.1Lợi ích - Toàn cầu hóa cho phép các công ty vượt qua giới hạn của...
Sự khác nhau giữa hiệu suất công việc & Năng lực. - " Hiệu suất " là kết quả lao động biểu hiện bằng...