Khẩu hiệu quản lý chất lượng có nghĩa là tất cả cải tiến chỉ thực hiện được thông qua thực tế. Nói khác đi, trước khi nói lý lẽ, bạn hãy đi lấy số liệu. Theo các chuyên gia, tất cả hoạt động bán hàng mỗi tháng đều là một hoạt động thực nghiệm và dứt khoát chúng ta phải lấy số liệu từ đó.
Có một công ty chế tạo vật liệu xây dựng gần vùng biển, thường hay mời khách hàng trên toàn quốc đến tham quan, và tiếp đãi họ bằng cách mời đi câu cá( một thú vui phổ biến ở Nhật), đi chơi mạt chược và đi đánh gôn. Một số chuyên gia về quản lý chất lượng đã nói với họ: “ các anh đã tốn sức như thế thì nên cho làm phiếu điều tra và cho lấy số liệu. Họ ngủ ở khách sạn nào? Ăn cái gì? Chơi mạt chược được bao nhiêu điểm và người cùng chơi với họ tên gì? Khi gọi GEISHA ( những người giống như cô đầu thời xưa ở Việt nam) thì cô nào đến hát bài gì, và thường mang đề tài nào ra để nói chuyện? Thái độ của họ khi đi câu cá ra sao?... Rồi sau đó đưa tất cả số liệu ấy và máy rồi sắp xếp lại.
Lần sau, trước khi khách hàng ấy đến thì đem tất cả số liệu ấy từ máy tính ra, sau đó cho những người có liên quan từ nhân viên hướng dẫn đến cô GEISHA đến và cho biết số liệu ấy. Đã có khách hàng rất ngạc nhiên vì sau 3 năm quay lại mọi người vẫn nhớ sở thích của mình, điều đó cho thấy việc lấy số liệu không hề lãng phí tí nào, dù có mất công một chút nhưng ngược lại tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng. Có người còn nói rằng: công ty ấy thật tuyệt vời, họ vẫn còn nhớ nhiều điều về mình.
Việc lấy số liệu không hề lãng phí, dù có tốn công một chút nhưng nó tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
Có thể có người sẽ nói “tưởng thế nào chứ…” sau khi biết cách làm này. Nhưng đấy là tư tưởng cơ bản “quản lý sự thật” trong quản lý chất lượng.
Tóm lại, sau khi nghĩ và làm gì, dứt khoát phải lấy số liệu để dùng vào việc cải tiến sau này. Từng việc cải tiến có thể không mang lại kết quả lớn nhưng qua việc cải tiến liên tục ta sẽ có được tiến bộ rõ ràng.
Nhìn ra thế giới mới thấy Nhật Bản là nước đáng kể. Năm 1985, GDP tính trên đầu người ở Nhật đã vượt mười...
Khái niệm bảo dưỡng phòng ngừa ( preventive maintenance) được hình thành từ Mỹ vào năm 1951. Trước đó, các công ty chỉ...