Gần đây, QC được phổ biến trong các lĩnh vực liên quan đến phục vụ như công ty thương mại, khách sạn, hiệu sách, ngành phục vụ món ăn nhanh, cửa hàng bách hóa… với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong ngành phân phối hàng hóa người ta thường nghĩ sai quản lý chất lượng là công việc của hãng sản xuất. Nhưng thực ra khi đã trực tiếp bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thì việc đảm bảo chất lượng thì đương nhiên là trách nhiệm của nhà phân phối. Chính vì vậy, chính ngành phân phối hàng hóa cũng phải nghiêm túc tiến hành QC. Phải làm rõ quy cách chất lượng hàng mua vào, biết chuẩn đoán tình hình quản lý chất lượng của nơi cung cấp hàng, biết chọn nơi mua hàng lúc nhận hàng vào, biết kiểm tra khi thấy cần thiết, ngoài ra còn phải nghĩ đến việc phục vụ khi bán.
Đề tài của nhóm QC trong ngành phân phối hàng hóa có thể nêu ra như sau:
1. Tìm nguồn khách cố định và quản lý.
2. Tiêu chuẩn hóa cách ứng xử.
3. Việc lập phiếu và truyền đạt thông tin nhanh chóng, chính xác, đơn giản.
4. Tiết kiệm phí thông tin liên lạc.
5. Lượng hàng tồn kho hợp lý.
6. Nâng cao tốc độ phân phối.
7. Giảm thời gian để khách chờ.
8. Nâng cao hiệu suất thu tiền.
9. Phân tích thông tin trên tạp chí, báo…
10. Phân tích thông tin các ngành liên quan.
Trả lời câu hỏi “Đâu là thử thách điển hình đối với tư duy truyền thống về những điều cần làm trong giai đoạn...
Việc tích hợp các hệ thống cần được lập kế hoạch và triển khai theo một cách có cấu trúc. Nhiều tổ chức, doanh...
GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những...
3. Lợi ích và chi phí của phát triển toàn cầu 3.1Lợi ích - Toàn cầu hóa cho phép các công ty vượt qua giới hạn của...