Chia sẻ kinh nghiệm

Rất nhiều công ty hiện nay đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc hoạch định kinh doanh liên tục, nhưng điều đó không giống như quản lý khủng hoảng, mà khủng hoảng lại có thể xảy ra với bất kỳ công ty nào. Vậy, làm thế nào để sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho một cuộc khủng hoảng? Hãy cùng chuyên gia giải đáp vấn đề này... 

Chắc chắn, nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm tốt để đổi mới, theo như lời ông Clayton M. Christensen, một giáo sư của Trường kinh doanh Harvard, chuyên gia nghiên cứu sự đổi mới.

Trả lời câu hỏi “Đâu là thử thách điển hình đối với tư duy truyền thống về những điều cần làm trong giai đoạn nền kinh tế xuống dốc?”, Giáo sư Robert S. Kaplan- cha đẻ của mô hình Balanced Scorecard - cho rằng nên tiếp tục duy trì những khoản chi tiêu mang tính chiến lược. 

GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" – Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn

Đã một thời gian dài nhiều người khẳng định rằng khả năng vốn có trong một số cá nhân nhất định được chọn lựa. chúng ta thường nói về “ những lãnh tụ bẩm sinh”, những nhà quản lý bẩm sinh, những người bán hang bẩm sinh. Có mọt sự thật không cần bàn cải là một số người có năng khiếu hay khả năng bẩm sinh, lớn hơn về những kỹ năng nhất định

Sự khác nhau giữa hiệu suất công việc & Năng lực.

  
- " Hiệu suất " là kết quả lao động biểu hiện bằng khối lượng công việc làm trong một thời gian nhất định.
- " Năng lực" là khả năng sử dụng kiến thức ,khả năng vận dụng kỹ năng hiệu quả để giải quyết vấn đề trong thực tiễn luôn thay đổi.
Năng lực dựa trên:     

 -  Kiến thức:là những thông tin hữu ích mà người ta cần hiểu và ghi nhớ để phục vụ tốt cho công việc.
 -  Kỹ năng: là khả năng chuyển kiến thức thành hành động mà kết quả đạt được như mong muốn.
 - Thái độ  :

                            + Thái độ với công việc
                            + Thái độ trong các mối quan hệ bạn bè
                            + Thái độ đối với con người

*    Điểm đặc biệt: không cư xử theo những cách nhất định (tính linh hoạt, khả năng thay đổi, tự thích nghi….)

*    Phân loại năng lực :Năng lực có xu hướng rơi vào hai loại chính

  - Năng lực chức năng: Những năng lực bao gồm các yếu tố thành công rộng không gắn với một chức năng làm việc cụ thể hoặc công việc cụ thể

  - Năng lực kỹ thuật: Những năng lực bao gồm các yếu tố thành công cụ thể trong một vị trí làm việc hay ngành công nghiệp cụ thể

Ba định nghĩa quan trọng trong biểu đồ năng lực:

  - Bản đồ năng lực: Một bản đồ năng lực là danh sách các năng lực của một cá nhân đại diện cho những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong công việc nhất định, và là một phần của kế hoạch nghề nghiệp hiện hành của cá nhân.

  - Lập bản đồ năng lực: là quá trình xác định các năng lực chính cho một tổ chức và việc kết hợp giữa công việc và năng lực trong suốt các quá trình khác nhau như quá trình tuyển dụng, đánh giá, đào tạo.

  - Năng lực chủ chốt: Số năng lực thiết lập phải từ 4-7 là trung bình và đó phải là những năng lực quan trọng nhất để một cá nhân quản lý quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân.

Các bước liên quan đến quá trình lập bản đồ năng lực

  Bước 1: Tiến hành phân tích công việc bằng cách yêu cầu các cá nhân hoàn thành một bảng câu hỏi về vị trí thông tin hiện tại

  Bước 2: Sử dụng kết quả phân tích công việc, các nhà quản lý nguồn lực sẵn sàng để phát triển một mô tả công việc dựa trên năng lực, và được đối chiếu với bộ năng lực tiêu chuẩn được xây dựng trong quá trình tuyển dụng

  Bước 3: Với mô tả dựa trên năng lực cần có cho một công việc, chúng ta dễ dàng có thể bắt đầu lập bản đồ các năng lực nguồn nhân lực cảu tổ chức

  Bước 4: Sử dụng kết quả đánh giá năng lực để xác định những gì cần phải bổ sung hoặc đào tạo để phát triển năng lực cá nhân
 



 

 

Lợi ích của bản đồ năng lực

Đối với cá nhân: 

     - Ý thức rõ hơn về khả năng của bản thân khi biết mực độ phát triển năng lực của mình so với những yêu cầu của thị trường việc làm ở các vị trí tương đương
     - Cơ hội để thể hiện bản thân tốt hơn trước các nhà phỏng vấn khi tìm việc
     - Thể hiện sự tự tin đến từ hiểu biết lợi thế cạnh tranh của bản thân một cách thuyết phục hơn
     - Phát triển năng lực còn yếu thông qua những kinh nghiệm của bản thân hoặc của người khác
     - Xác định các yếu tố để thành công trong công việc và vị trí làm việc trong tổ chức
Đối với tổ chức

     - Có thể đánh giá hiệu quả công việc hiện tại của từng nhân viên và nhu cầu phát triển trong tương lai của những vị trí quan trọng
     - Lập bản đồ khả năng kế nhiệm cho nhân viên trong tổ chức
     - Phân loại nhân viên và có thể kế hoạch sử dụng nguồn lực hiệu quả
     - Lựa chọn ứng viên cho vị trí mở, chuẩn bị nguồn nhân lực thừa kế thích hợp

Thay đổi cái nhìn về sự khác biệt của mỗi cá nhân:

     - Thách thức đầu tiên phải đối mặt là khả năng lập bản đồ năng lực hiệu quả dựa trên các phân tích cụ thể, sâu sắc về các năng lực cần thiết để thành công trong nghề nghiệp của cá nhân ở những vị trí quan trọng trong tương lai
     - Thách thức thứ hai là nó sẽ gặp một số khó khắn cho nhiều cá nhân để có thể tự tạo ra bản đồ nawg lực cho riêng mình
     - Thách thức thứ ba đã được đề cập trước. Đó là các cá nhân đnag “ngủ quên trong chiến thắng” từ các thành quả trước đó nên ít thoải mái và tỉnh táo để lựa chọn các năng lực thêm vào cho bản đồ năng lực nhằm phát triển hơn nữa bản thân và hoạt động này dường như trở thành việc tự chúc mừng và không thay đổi thêm được nữa
     - Và thách thức cuối cùng là tất cả năng lực bao gồm các thuộc tính khác như tính cách, cách suy nghĩ,lòng tự trọng, tư duy, mở rộng ra ngoài kiến thức và kỹ năng hiện có của bản thân.
 
 
 

TPM (Total Productive Maintenance-Duy trì năng suất tổng thể) là một phương pháp quản trị được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hiệu quả thiết bị sản xuất. Một trong những nguyên tắc cơ bản của TPM là người vận hành và những người hàng ngày tiếp xúc với thiết bị bằng kiến thức và hiểu biết về các điều kiện vận hành để dự đoán, ngăn ngừa hư hỏng và những tổn thất khác liên quan đến thiết bị. Họ thực hiện việc này thông qua vệ sinh, kiểm tra thiết bị thường xuyên và các hoạt động tự bảo dưỡng theo nhóm.
TPM là tên viết tắt của 3 từ tiếng anh:
Duy trì – Maintenance
Giữ trong điều kiện tốt
Sửa chữa, lau chùi, tra dầu mỡ
Hiệu suất – Productive
Thực hiên các hành động trong toàn bộ quá trình sản xuất liên quan
Các vấn đề sản xuất được tối thiểu hóa
TPM nhằm đạt được sự hoạt động hiệu quả của thiết bị không phải trong ngắn hạn mà trong suốt vòng đời của thiết bị.
Tổng thể - Total
Tham gia của tất cả mọi người, Không chỉ phòng bảo dưỡng mà tất cả các phòng ban đều phải tham gia vào TPM.
Mỗi thành viên, từ người quản lý cao nhất đến những công nhân bình thường  đều phải tham gia vào các hoạt động TPM.
Nhắm tới loại bỏ tất cả tai nạn, lỗi và hư hỏng của thiết bị.

KPI là phương pháp Đo lường hiệu suất (kết quả thực hiện công việc) bằng cách thiết lập một Hệ thống chỉ số hiệu suất(một tập hợp có tính hệ thống của các chỉ số đo lường hướng vào các phương diện hoạt động của tổ chức), bao gồm khoảng 100 chỉ số, chia làm 3 loại chỉ số: KRI(Chỉ số kết quả cốt yếu), PI(Chỉ số hiệu suất)và KPI(Chỉ số hiệu suất cốt yếu)
 

Thực hiện TPM  là một quá trình học tập không ngừng. Công nhân vận hành thiết bị phải thường xuyên được huấn luyện nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc. Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo về khả năng quả lý, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý chất lượng… Nếu không có quá trình đào tạo đúng và được chuẩn hóa,TPM và hệ thống bảo dưỡng nói chung sẽ không đươch thực hiện. Vì vậy, hoạt động đào tạo phải được thực hiện một cách đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Hoạt động này hỗ trợ tích cực cho tất cả các hoạt động trên, đặc biệt là hoạt động Bảo dưỡng tự chủ. Do đó, việc định hướng công tác đào tạo của nhà máy cần dựa trên các hoạt động của TPM.

             Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Khi kinh doanh, một số công ty luôn đặt tính minh bạch như là tiêu chuẩn uy tín hàng đầu. Còn công ty của bạn thì sao? Bài học thực tiễn của Societe Generale liệu có giúp ích được gì cho bạn? 

Société Générale (SG) là một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn của châu Âu và mở rộng hoạt động ra khắp thế giới. SG có trụ sở chính tại Tours Société Générale ở quận kinh doanh của La Défense phía tây Paris, Pháp.Đây là một trong những ngân hàng cổ nhất ở Pháp, được thành lập ngày 4-5-1864. Tên gọi ban đầu của nó là Société Générale pour favoriser le développement du commerce et de l"industrie en France (TA: General Company for the Support of the Development of Commerce and Industry in France).SG thường được gọi bằng nickname SocGen trong giới tài chính quốc tế. Năm 2006, tổng thu nhập của Société Générale là 8,03 tỷ Euro (2006).

Với mô hình đóng góp cộng đồng, đã có rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Bạn có muốn học hỏi họ không? Scott Cook - người đồng sáng lập của công ty phần mềm Intuit - một trong những công ty tiêu biểu thành công nhờ mô hình này, sẽ tư vấn cho bạn.