Trong một số công ty, người ta thường chỉ định người phát biểu ở đại hội nhóm QC của công ty trước 3 tháng. Làm như thế, người được chỉ định như bị ám ảnh, suốt ngày nghĩ đến đề tài. Gần đến ngày phát biểu trong họ lại càng bận rộn. Trước ngày phát biểu một tuần, sau khi về nhà buổi tối họ còn tập phát biểu. Không có ai nghe thì không cảm thấy hứng khởi, nên bố của họ trở thành người nghe. Nhờ như thế mà đến bố của họ cũng trở thành người am hiểu về QC.
Những người có bài phát biểu hay trong nội bộ công ty sẽ được cử đi tham dự đại hội địa phương. Tốt hơn nữa là được cử đi tham gia dự đại hội toàn quốc. Đến đây các bạn đã hiểu, nó giống như đại hội thể thao. Ai tham dự đại hội địa phương thì phải “đấu” với những phái khác. Nghe đại biểu công ty khác phát biểu, mình càng hăng say.
Một nữ nhân viên vào công ty sau khi rời ghế nhà trường, nếu không tham gia vào nhóm như thế, sau vài năm làm việc trên dây chuyền sản xuất họ sẽ xin thôi việc để lập gia đình (ở Nhật phần đông phụ nữ nghỉ việc trước khi lấy chồng), thì cuộc đời chỉ thay đổi đơn giản như thế. Tham gia nhóm QC nào là được bạn bè gửi điện khích lệ khi được cử tham dự đại hội, thật không còn gì thú vị hơn có cuộc sống như thế. Đây chính là “hương vị đặc biêt” của hoạt động nhóm QC.
Đương nhiên, trong xã hội cũng có người ghét thể thao, ghét sinh hoạt nhóm. Nhưng ở đây chúng ta muốn nói nhóm QC có sự hấp dẫn lạ lùng vượt lên trên phạm trù thích – ghét, mà người không tham gia không hiểu nổi. Nó cũng giống như đối với người chưa ăn lươn bao giờ (người Nhật thích ăn lươn) thì dù có giải thích về vị của lươn bao nhiêu họ cũng không hiểu được. Sự hấp dẫn ở đây có thể nói là “cho người ta cảm giác mãn nguyện”, giống như người hát say sưa bài ca yêu thích ở quán Karaoke.
Chắc hẳn, mọi nhà phát minh đều đã từng trải qua tình huống “cái khó ló cái khôn”. Năm 2004, nhà nghiên cứu hoá học của...